Những khó khăn và thuận lợi của học sinh Việt Nam khi du học Đức

Trong thời gian qua, nhiều gia đình không có khả năng tài chính dư dả vẫn có thể cho con em mình sang du học ở Đức. Bên cạnh đó, Chính phủ Đức còn tạo điều kiện cho sinh viên sau khi tốt nghiệp được ở lại tìm kiếm việc làm.

architecture 1122359 640 landscape

Ngoài việc được miễn học phí bậc đại học và cao học, Chính phủ Đức còn khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên đi làm thêm trong thời gian du học để có khả năng chi trả các khoản chi phí sinh hoạt.

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, ngày càng có nhiều các bạn trẻ Viêt Nam và các bậc phụ huynh học sinh tìm kiếm cơ hội du học ở nước ngoài. Trong đó nước Đức là một điểm đến hấp dẫn không những đối với sinh viên quốc tế mà cả sinh viên Việt Nam.

Hiện nay, có hơn 240.000 bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới đang học tập và nghiên cứu tại Đức, trong đó, có khoảng 5.000 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam. Các trường đại học Đức cung cấp nhiều khả năng học tập đa dạng. Mọi bằng cấp các sinh viên có thể đạt được đều được quốc tế công nhận. Điều này đảm bảo những cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp tốt nhất.

Ngoài việc được miễn học phí bậc đại học và cao học, Chính phủ Đức còn khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên đi làm thêm trong thời gian du học để có khả năng chi trả các khoản chi phí sinh hoạt. Vì vậy, trong thời gian qua, nhiều gia đình không có khả năng tài chính dư dả vẫn có thể cho con em mình sang du học ở Đức. Bên cạnh đó, Chính phủ Đức còn tạo điều kiện cho sinh viên sau khi tốt nghiệp được ở lại tìm kiếm việc làm bằng cách cấp visa 18 tháng để tìm việc. Nếu sau 21 tháng làm việc ổn định, các bạn sẽ được cấp thẻ xanh, được phép ở lại làm việc lâu dài.

Đó là cả một chặng đường phấn đấu liên tục, đòi hỏi các bạn phải có quyết tâm cao để vượt qua mọi thử thách. Khi cầm trong tay cuốn hộ chiếu có visa để xuất cảnh, nhiều người đã thở phào nhẹ nhõm và nghĩ rằng mọi khó khăn đã kết thúc. Nhưng thực tế, lúc đó mọi việc mới thật sự bắt đầu.Nhưng để có được tấm bằng đại học ở Đức không hề đơn giản.

Đầu tiên, bạn sẽ đến một sân bay xa lạ với một đống hành lý mà nếu không có người đón và hướng dẫn cách mua vé đi tiếp các phương tiện giao thông khác để về trường thì sẽ thật khó khăn.

Tiếp theo, để có thể hòa nhâp được vào cuộc sống ở xã hội Đức, bạn còn cần học rất nhiều điều: từ cách đi lại bằng các phương tiện công cộng, cách tra các bảng giờ tàu để đến trường, đến các cửa hàng, siêu thị… để mua những thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, đến việc phải đi đăng ký hộ khẩu, kích hoạt tài khoản, mua bảo hiểm y tế, gia hạn visa…

Khó khăn vì sinh viên đã quen với việc học thụ động

Trong chuyện học tập, bạn cũng gặp khó khăn vì sinh viên Việt Nam do quen cách học thụ động, dập khuôn ở nhà nên không biết cách tự học, quản lý thời gian, không biết cách lên một chương trình học tập phù hợp, mỗi khi phát biểu, thuyết trình, hay làm việc theo nhóm thì luôn lúng túng và lo sợ…

Tiếp theo là cú “sốc văn hóa”, nhiều người cho rằng người Đức rất “lạnh” nhưng nếu bạn biết cách chủ động chào hỏi, giới thiệu bản thân thì bạn sẽ thấy tự tin hơn trong giao tiếp… và bạn có thể kết bạn, có được những người bạn Đức nhiệt tình, cởi mở và tốt bụng, có thể giúp đỡ bạn nhiều trong cuộc sống.

Và đó cũng là những chia sẻ của bạn Nguyễn Thế Hùng – cựu du học sinh tại Đức.

Mai Lan
TU-München


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong CAM NANG DU HOC