Kinh nghiệm săn học bổng

Kinh nghiệm săn học bổng“Săn” một học bổng tất nhiên là ước mơ của rất nhiều bạn. Tuy nhiên, bí quyết và phương pháp để thành công thì không phải ai cũng biết.

Profile của tôi:

Tên: Đặng Trần Ngọc Ngân
ĐH Ngoại thương cơ sở II tại TP.HCM

Thành tích “săn” học bổng của tớ đây:

Fujisawa scholarship 2009 (học bổng sang Nhật)
Mobifone- Vì tương lai Việt  12/2009 (1 trong 80 sinh viên)
Vươn lên tầm cao (1 trong 100 sinh viên)
Vì nữ sinh tài năng năm 2007
Ươm mầm cho những ước mơ năm 2007
SMBC Global Foundation
Học bổng chương trình tuyển dụng – đào tạo Gemadept của tập đoàn Gemadept

Kinh nghiệm săn học bổng_0


Bạn có thể nghĩ rằng: “Ôi dào, chắc là có “tin mật”, chắc là do được giới thiệu, chắc là “chạy chọt”... bla bla”, nhưng không hề nhé! Vì thực ra, những học bổng mà Ngân nhận được hầu hết đều được thông báo rộng rãi và Ngân chỉ gởi hồ sơ, đơn xin học bổng, những giấy tờ cần thiết để xét tuyển.

Hầu hết các hồ sơ của Ngân đều yêu cầu viết luận và một vài loại học bổng phải yêu cầu phỏng vấn mới trao cho sinh viên. Có ba loại học bổng giành cho sinh viên: tiền mặt, giao lưu văn hóa và khóa học đào tạo.

Bạn có thể tìm thấy học bổng ở:

+ Trang web: [email protected]

+ Bản tin Đoàn trường, tham gia nhiều các hoạt động xã hội và nghe bạn bè chia sẻ.

+ Chịu khó đọc báo nhiều vào.

+ Google cũng là một công cụ hữu ích. Chỉ với một từ khóa “Scholarship” bạn sẽ có đến 125.000.000 kết quả. Thật không tồi để chọn cho mình một học bổng phù hợp phải không nào?

Kinh nghiệm săn học bổng_1


Học bổng mà Ngân nhớ nhất là Fujisawa scholarship 2009 (học bổng sang Nhật). Ngân cùng với những người bạn trúng tuyển đã có những ngày khám phá văn hóa ở Nhật rất hay.

Học bổng này yêu cầu Ngân phải nộp hồ sơ, viết bài luận về “Giấc mơ” của mình. Sau đó, Ngân được chọn để phỏng vấn bằng tiếng Nhật về những kiến thức văn hóa, kĩ năng để đại diện Việt Nam tham gia học bổng này.

Thực ra, “săn” học bổng là cả một nghệ thuật và phải có chiến lược hẳn hoi!

- Đầu tiên, bạn phải xem học bổng yêu cầu có phù hợp với mình hay không? Thấy phù hợp thì hãy tiến hành thực hiện. Nếu không bạn có tốn thời gian chuẩn bị cũng không được chọn thì rất uổng phí công sức.

- Nếu quyết định sẽ theo học bổng này, bạn cần vạch ra cho mình một kế hoạch time-line cụ thể. Vì xin học bổng cũng cần có một chiến lược và kế hoạch chinh phục cơ mà.

Gợi ý cho một bảng time-line này:

+ Thời gian
+ Công việc
+ Ghi chú
+ Từ bao nhiêu ngày tới bao nhiêu ngày
+ Lên kế hoạch trong khoảng thời gian này sẽ làm gì.
+ Cái gì chưa hoàn thành/ đã hoàn thành. Khó khăn/ thuận lợi.

Kinh nghiệm săn học bổng_2


Hot Hot! Những điều mà bạn cần lưu ý khi “săn” học bổng:

Về đơn đăng ký:

- Theo dõi kĩ các yêu cầu của việc nộp hồ sơ. Những học bổng yêu cầu điền vào form có sẵn thì bạn nên cẩn thận. Hãy dựa vào tiêu chí của học bổng mà đánh mạnh vào những lợi thế của mình để gây ấn tượng với người xét tuyển.

- Nếu như đó là một mẫu form yêu cầu bạn điền vào hãy gởi kèm thêm CV. Đây là việc có thể giúp bạn “đánh bóng bản thân” để gây ảnh hướng tốt đến hội đồng tuyển chọn.

Cụ thể như, Ngọc Ngân tuyển vào học bổng JAL – tuy học bổng này chỉ yêu cầu viết luận nhưng Ngân đã gởi kèm CV và khi tham gia phỏng vấn thì những anh chị đã đánh giá rất cao hồ sơ của Ngân.

Thư giới thiệu:

- Hãy chú ý đến thư giới thiệu của Giảng viên. Hầu hết những bạn sinh viên khác sẽ bỏ qua thư giới thiệu do nghĩ rằng không có ai viết cho mình.

Tuy nhiên hãy nhờ thầy cô một cách chân thành và bạn sẽ nhận lại ngay một bức thư hoàn toàn ưng ý. Nếu so sánh giữa hai bộ hồ sơ xét nộp mà bạn có thư giới thiệu của một giảng viên hoàn toàn uy tín thì chắc chắn rằng điểm cộng sẽ nằm trong tay bạn thôi!

Ví dụ: Khi xin học bổng của Nhật, Ngân đã xin cô Khánh Nguyệt (GV Bộ môn tiếng Nhật ĐH Ngoại thương và trưởng bộ phận khóa học tiếng Nhật của trung tâm phát triển nguồn nhân lực Nhật – Việt) viết và kết quả là hồ sơ học bổng sang Nhật của Ngân được đánh giá rất cao.

Kinh nghiệm săn học bổng_3

- Nếu thầy cô quá bận thì bạn có thể viết sẵn thư giới thiệu và nhờ thầy cô xem qua rồi kí tên thôi.

- Một mẹo nhỏ thông minh là bạn nên nhờ nhiều thầy cô cùng viết, tất nhiên là bí mật rồi, để cho việc sắp xếp hồ sơ cũng như giấy tờ của bạn được thuận lợi hơn.

- Điều cuối cùng, đừng quên tặng thầy cô những món quà dễ thương để cảm ơn thầy cô nhé!

- Lên ý tưởng cho việc viết bài luận. Thường các học bổng sẽ yêu cầu bạn viết một bài luận theo chủ đề có sẵn.

Kinh nghiệm của Ngân là:

+ Viết những gì thực tế mình đã trải nghiệm và cần xây dựng dàn ý chặt chẽ cho các ý trong bài viết của mình

+ Viết bằng tiếng Anh/ tiếng Nhật sẽ là một ưu điểm cực lớn trong bài luận của bạn, chắc chắn rằng hồ sơ của bạn sẽ “sáng chói” cho xem.

Đừng quá quan tâm đến ngữ pháp hay lỗi chính tả, điều quan trọng trong bài luận là bạn bộc lộ cá tính cũng như khả năng bản thân, không trộn lẫn và phô bày được cái “tôi”.

- Cuối cùng, dò đi dò lại bảng hồ sơ đăng ký, đừng để có bất kì lỗi chính tả hay dấu câu nào trong bản CV hay bài luận của bạn nhé.

Kinh nghiệm săn học bổng_4

Phỏng vấn ư, đừng quá sợ hãi!

Thường thì bạn sẽ bị khớp khi phỏng vấn. Tuy nhiên Ngân chia sẻ cho bạn một vài lời khuyên nhỏ:

- Chọn cho mình một bộ trang phục thật ổn, khiến bạn tự tin và đồng thời phù hợp với hoàn cảnh.

Kinh nghiệm bản thân nè: Khi phỏng vấn đại diện cho Việt Nam, Ngân đã chọn cho mình trang phục áo dài, vừa thể hiện được nét đặc trưng lại có thể gây ấn tượng nữa.

- Cười mọi lúc có thể! Thân thiện, cởi mở, vui vẻ và bạn sẽ nhận được ấn tượng tốt. Khi không hiểu rõ ý, cứ mạnh dạn thắc mắc, người ta sẽ đánh giá cao sự thẳng thắn của bạn.

Nếu xung quanh bạn toàn là “siêu nhân”, đừng khớp!

Chuyện bạn đi phỏng vấn và “choáng” toàn tập khi xung quanh mình toàn là những nhân vật “siêu nhân”, ngoại ngữ nói như tiếng mẹ đẻ... là chuyện bình thường.

Tuy nhiên, kinh nghiệm của Ngân cho thấy, giỏi ngoại ngữ chưa hẳn là yếu tố quyết định vì chọn học bổng là chọn người phù hợp nhất chứ không phải người giỏi nhất! Nên đừng bị “khớp” nếu thấy xung quanh mình toàn những nhân vật “siêu nhân”. Hãy tin rằng bạn sẽ làm được hơn người đó!

Ngân chúc các bạn thành công trong việc đi “săn” học bổng nhé!

Theo Hoa học trò.


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong CAM NANG DU HOC