Người Việt sống tại Đức có thu nhập hàng tháng bao nhiêu thì vẫn thuộc diện nghèo khổ?

17,5% người dân Đức phải đối mặt với cảnh nghèo khó – Ai bị coi là người nghèo ở Đức?

Nền kinh tế phát triển, tỷ lệ thất nghiệp giảm và mức tiêu dùng hầu như không có giới hạn. Tuy nhiên, nạn nghèo đói ngày càng lan rộng. Tai sao điều này lại có thể xẩy ra?

Người Việt sống tại Đức có thu nhập hàng tháng bao nhiêu thì vẫn thuộc diện nghèo khổ? - 0

Cảnh xếp hàng nhận thức ăn dành cho những người nghèo khổ tại Đức

Gần như trong 6 người dân Đức thì lại có một có 1 người bị coi là có nguy cơ nghèo đói. Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội phúc lợi xã hội thì tỉ lệ tương đối của các hộ nghèo đã chạm tới ngưỡng rất cao mặc dù nền kinh tế ngày càng tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp ngày càng giảm. Đặc biết có nguy cơ lâm vào cảnh nghèo đói là trường hợp những người thất nghiệp dài hạn, người về hưu và các bậc cha mẹ đơn thân. Theo trả lời của Chính phủ Liên bang về câu hỏi của nhóm Đại biểu Quốc hội đảng cánh tả thì, chỉ trong năm vừa qua đã có hơn 330 nghìn hộ gia đình bị cắt điện. Tại Đức, bị cắt điện được xem là hậu quả của cảnh nghèo đói. Và  điều đó xảy ra tại một đất nước phồn vinh giầu có như nước Đức.

Nhưng khi nào thì một người dân bị xem là người nghèo? Liệu các số liệu thống kê có phản ánh thực sự mức nghèo đói? Những nhà phê bình đánh giá việc xem xét chỉ dựa trên mức thu nhập là quá hạn hẹp. Nhà nghiên cứu kinh tế và xã hội, ông Walter Kramer phát biểu với Mạng lưới biên tập viên Đức: Việc đánh giá đo lường nạn nghèo đói bởi những trang nguồn chính thức tại nước Đức là không đáng tin cậy và hết sức khờ khạo“. Nhà khoa học nổi danh của Đại học Kỹ thuật Dortmund còn bổ sung thêm: Không có một ai trong số những người nghiên cứu làm việc một cách nghiêm túc về chủ đề này, đánh giá cao các số liệu thống kê chính thức.

Không ai biết rõ, ai thực sự là người nghèo ở Đức. Các số liệu thống kê không đo lường nạn nghèo đói, mà nó chỉ thống kê cái gọi là mối đe doạ của nạn nghèo đói và bị gạt ra bên lề xã hội. Trong đó có thống kê rất nhiều người, mà những người này không bao giờ tự đánh giá mình là người nghèo. Hầu hết phần lớn các sinh viên có cuộc sống nằm ở mức hoặc dưới mức nghèo đói. Tuy nhiên rất ít trong số họ cảm thấy mình nghèo đói.

Cẩn trọng với các con số thống kê.

Nghèo đói hay bị gạt ra bên lề xã hội được định nghĩa là: những ai có ít hơn 60% mức thu nhập cầm tay bình quân của tổng toàn bộ dân số. Theo cách này thì tại Đức, ví dụ vào năm 2015 mức giới hạn nghèo đói cho một một hộ gia đình 4 đầu người gồm 2 trẻ em là 2017 Euro. Liệu mức thu nhập này có đủ cho mức sống nhân quyền hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là vào mức tiền thuê nhà của từng vùng, khu vực sinh sống. Tuy nhiên, báo cáo thống kê về nạn nghèo đói không xem xét tới sự khác biệt của vùng và cá nhân.

Đó không phải là vấn đề duy nhất: trong những năm vừa qua tỷ lệ nghèo đói hoặc bị gạt ra bên lề xã hội hầu như không thay đổi. Điều này đơn giản là do việc tại Đức luôn có sự so sánh với những người khác để quyết định xem liệu ai đó bị nạn nghèo đói đe dọa hay không. Ngay cả khi tất cả các công dân đột nhiên có gấp đôi thu nhập trong tài khoản của mình, thì số người bị nạn nghèo đói đe dọa vẫn giữ nguyên như trước đó. Và khi nửa trên của xã hội đột nhiên thu nhập ít đi, thì tỉ lệ nghèo đói sẽ giảm xuống. Thuyết tương đối này làm các con số thống kê trở nên đáng bị hoài nghi.

Ông Krämer cho rằng Hiệp hội phúc lợi xã hội vào các tổ chức hiệp hội xã hội khác không quan tâm sự phát triển thực tế của nạn nghèo đói tai Đức. Theo Krämer thì: theo đó thì tỷ lệ nghèo đói đã giảm trong nhiều năm qua. Nhà thống kê nhấn mạnh: Những ai thực sự nghiêm túc muốn tìm ra sự phát triển của nạn nghèo đói, phải gắn chặt với thực trạng cảnhfnghèofkhổ. „Chỉ đơn thuần dựa vào vài giá trị phần trăm của mức thu nhập bình quân chung, thì sẽ không thể có bước tiến“. Chúng ta cần phải xác định mức nhu cầu cụ thể, tạo giỏ hàng hóa và phải thường xuyên cập nhật tất cả. Điều này rất khó khăn và tốn kém. „Chính bởi thế mà không ai làm điều này cả“ – lời chỉ trích của ông Krämer.

Phía đối lập bác bỏ kịch liệt lời chỉ trích này. Giám đốc điều hành của Hiệp hội phúc lợi xã hội, ông Ulrich Schneider cho biết: Tại thời điểm khi mà sự bất bình đẳng đạt đến một mức độ mà có những người dân bị thiệt thòi không thể cùng tham gia, thì sự bất bình đẳng mới là nghèo đói, gạt ra lề xã hội, chính bởi bậy chúng ta không phải quan trọng hóa về ngưỡng 60%, hoàn toàn không có scandal.

Câu hỏi đặt ra vẫn là: Khi nào thì bị coi là một người nghèo? Đây có lẽ là một câu hỏi về chính trị hơn là một câu hỏi về thống kê.

Đặng Hà Ngọc Mai


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000