Nỗi niềm người Việt về nghĩa trang riêng ở Berlin

Nỗi niềm người Việt về nghĩa trang riêng ở Berlin

Lichtenberg đang quy hoạch một khu chôn cất mang tính Phật giáo cho người Việt ở Berlin. Tuy nhiên, nhiều người không phải là Phật tử.

1 Noi Niem Nguoi Viet Ve Nghia Trang Rieng O Berlin

Một ông người Đức gốc Việt trả lời phỏng vấn truyền thông cho biết, khi cha ông qua đời ở Việt Nam hai chục năm trước, ông đã hứa với người mẹ rằng: Nếu ông không về quê hương trong suốt cuộc đời mình, thì ít nhất khi ông chết thi thể cũng sẽ được chuyển về quê an táng cạnh bố, nơi chôn cất họ hàng của ông.

Ông là con trai cả trong gia đình, tập tục cúng bái tổ tiên đã ăn sâu vào nếp sống văn hoá thuần Việt, đặt ra cho người con trai cả như ông trách nhiệm giữ gìn truyền thống tâm linh đó. Ông nói, mẹ tôi đã mất cách đây hai năm, trong năm cuối cùng, bà đã không nói gì về nguyện vọng trước đây ông đã từng hứa khi cha mình qua đời. Bà chấp nhận, tôi và các con tôi sinh ra lớn lên ở Đức không phải ở Việt Nam, nên Đức là nhà, là quê hương của gia đình tôi. Ông quyết định khi qua đời sẽ được c̵h̵ô̵n̵ cất tại Berlin, nơi có gia đình các thế hệ tiếp theo sau này của ông luôn bên cạnh. Tại thành phố này, ông đã sống nửa đời người cùng với 2 con ông.

Nhưng ông có thể tìm thấy nơi an nghỉ cuối cùng của mình ở đâu? Kể từ khi bùng phát đại dịch Covid-19, ông đã để tâm tới ước nguyện của mình. Ông thuộc nhóm người rủi ro, dễ tổn thương bởi dịch bệnh. Có lẽ một phần vì thế, mà Hội Người Việt Nam tại Berlin và Brandenburg trong năm nay đặc biệt quan tâm tới ý tưởng xây dựng nghĩa trang cho cộng đồng người Việt tại quận Lichtenberg cùng một ngôi chùa nhỏ hoặc ít nhất một điện thờ có thể đặt lư hương. Hội đã liên hệ với chính quyền quận Lichtenberg, nơi phần lớn người Việt Nam ở Berlin sinh sống, để đặt vấn đề. Hội quyết định sẽ cùng liên hệ với tất cả các cơ quan chức năng cùng cộng đồng xem xét khả năng trên.

Triển vọng

Ủy viên hội đồng quận chịu trách nhiệm về vấn đề nghiã trang, ông Martin Schaefer cho biết phía chính quyền đã sẵn sàng. Tháng 12 năm ngoái, Cơ quan quản lý nghĩa trang đã đưa ra dự án mở rộng nghĩa trang duy nhất của quận cho các nhóm mới. Đó là nghĩa trang trung tâm Zentralfriedhof tại Friedrichsfelde, nơi c̵h̵ô̵n̵ cất hầu hết các lãnh đạo Đảng cầm quyền Đông Đức SED và cứ hàng năm, vào tháng Một, thì ở đây có các cuộc biểu tình tập trung mang tên die Liebknecht-Luxemburg-Demo.

Giống như tất cả các điạ phương khác, quận Lichtenberg cũng có những nghĩa trang dư dôi diện tích, bởi kích thước m̵ộ̵ có xu hướng ngày một nhỏ hơn và chôn cất ẩn danh. Kết quả 4 nghĩa trang Lichtenberg đã đóng cửa trong 20 năm qua. Các nghĩa trang đạo thiên chuá giáo, chiếm phần lớn ở Berlin, cũng không ngoài thực tế trên. Cơ quan quản lý nghĩa trang Lichtenberg đã lên kế hoạch tạo một khu chôn cất mang tính Phật giáo dành cho cộng đồng đồng người Việt ở Lichtenberg. Tuy nhiên xây dựng thêm ngôi chuà hay tương tự tại nghĩa trang có thể không được chấp thuận bởi liên quan tới biểu tượng mang tính chất bảo tồn vốn có của nghĩa trang trung tâm Zentralfriedhof ở Friedrichsfelde này.

Hiện ở phiá Tây Berlin, tại Ruhleben, đã có một nghĩa trang Phật giáo quy mô 100 m̵ộ̵ phần, 800 mộ c̵h̵ô̵n̵ cất t̵r̵o̵ ̵c̵ố̵t̵, một bức tượng Phật khổng lồ và những ngọn tháp, được xây dựng vào năm 2003 bởi ý tưởng từ cộng đồng Phật giáo người Việt sống ở quận Spandau. Hiện vẫn còn khá nhiều chỗ chưa sử dụng. Hầu hết các thuyền nhân Việt Nam tị nạn được c̵h̵ô̵n̵ cất ở đây, tuổi trung bình của họ lớn hơn chừng mười tuổi so với những người lao động hợp tác thời CHDC Đức ở lại hiện nay.

Đường đến nghĩa trang Ruhleben từ Lichtenberg hoặc Marzahn-Hellersdorf, nơi chủ yếu lao động Việt hợp tác thời CHDC Đức trước đây và con cháu của họ đang sinh sống, khá xa. Đó là lý do tại sao nơi này hiếm người Việt từ phía Đông Berlin tìm đến nghĩa trang trên. Và còn một lý do tiếp: Chùa ở Spandau và các ni cô sống ở đó, giống như tất cả chùa Phật giáo khác không nhận được bất kỳ khoản trợ cấp nào của nhà nước, thu nhập phần lớn của họ từ tang lễ và các nghi thức tôn giáo. Vì vậy c̵h̵ô̵n̵ cất ở khu vực trên trở nên đắt đỏ.

chôn cất ở Việt Nam còn đắt đỏ hơn

Việc chuyển thi hài những người Việt Nam qua đời về Việt Nam còn tốn kém hơn. Theo tính toán của một thành viên Hiệp hội Người Việt Nam tại Berlin và Brandenburg, con số chi phí đó có thể lên tới 5 chữ số, và được hội đoàn, tang quyến kêu gọi quyên góp trên Facebook.

Một nghĩa trang cho người Việt sẽ có ý nghĩa hơn

Ông Lê Mạnh Hùng, một nhà báo nhạc sĩ có tên tuổi ở Đức từng tham gia tổ chức, viết và đọc điếu văn cho nhiều tang lễ, cho rằng, sẽ nảy sinh vấn đề khi quận Lichtenberg muốn xây dựng một khu c̵h̵ô̵n̵ cất Phật giáo cho những người Việt không theo Công giáo. Những người Việt đến CHDC Đức trước đây thường cảm thấy rằng họ không thuộc về Thiên chúa giáo cũng như Phật giáo. Họ thờ tự người chết dựa trên tôn giáo tự nhiên. Ở đây, nên tìm một tên gọi không phân biệt tôn giáo, dành chung cho tất cả mọi người Việt. Ông cũng chỉ trích sự định hình của quận theo hướng Phật giáo. Thời gian các tăng ni phật tử làm lễ an táng mất hàng giờ đồng hồ và tốn kém, đòi hỏi phải là người rất sùng đạo mới giữ được thăng bằng không bị căng thẳng.

Mặt khác, ông coi nghĩa trang dành riêng cho người Việt rất ý nghĩa, không phải mỗi cho bản thân ông, mà cho những người Việt chưa sống ở Đức lâu và chưa hòa nhập đầy đủ. Họ sẽ không cảm thấy cuộc đời lẻ loi khi chết. Và nếu một nghĩa trang chuyên tổ chức tang lễ cho người Việt Nam sẽ có ưu thế, các nhân viên sẽ tổ chức tang lễ chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn.


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000