Sinh viên ở Đức trang trải chi phí thế nào?

Thời Sinh viên Nghèo, nhưng Hạnh phúc:

Các thế hệ sinh viên hầu hết đều khẳng định thời gian học đại học là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời mình.

 

Sinh viên ở Đức trang trải chi phí thế nào? - 0

Tuy nhiên, ngày nay, với nhiều người dường như chuyện sinh hoạt, ăn ở sinh viên là một điều xa lạ.

Học đại học tốn kém, nhiều người thậm chí đã mang cả nỗi lo cơm áo gạo tiền cùng đến giảng đường.

Một nghiên cứu với sự tham gia của 4000 sinh viên và học sinh đã tốt nghiệp trung học cho thấy:

  • những vấn đề về tài chính là một trong những căn cứ chính ngăn cản họ vào đại học.
  • 58% sinh viên với nỗi lo về tiền bạc có nguy cơ bỏ học giữa chừng.

Thời nào cũng thế, học đại học luôn mất thời gian và tiền của.

Thêm vào đó, ngày nay việc chuyển đổi cơ cấu cơ bản tại các trường đại học cũng đặt sinh viên trước nhiều vấn đề.

Đối với những khóa đào tạo cử nhân, sinh viên buộc phải lên lớp từ 50-60 tiếng một tuần.

Với thời gian ít ỏi còn lại, sinh viên khó có thể theo đuổi một công việc làm thêm. Ngoài ra, việc thu học phí ở nhiều bang đã không còn nữa, song giác cả sinh hoạt tăng cũng làm chi phí sinh viên gánh chịu tang thêm.

Tuy nhiên, đó vẫn chưa thực sự là lý do cho tình trạng bỏ học.

Các trung tâm người tiêu dùng cho rằng, chi phí gia tăng không thể gây sức ép lên ngành đào tạo.

Các em học sinh và các bậc phụ huynh vì vậy cần được thông tin chính xác về các khả năng tài trợ cho việc học đại học.

Bời vì, nguyên nhân của nhiều tình trạng eo hẹp tài chính đơn giản chỉ vì thiếu thông tin.

Phần lớn học sinh và sinh viên thậm chí còn không cố gắng để nhận trợ cấp từ nhà nước, bởi họ không nghĩ rằng mình có thể được nhận.

Trong đó, những nguồn tài trợ công được sử dụng hỗ trợ sinh viên tồn tại dưới nhiều dạng: học bổng, các khoản vay, vay Bafög.

Bafög là khoản cho vay của nhà nước.

Bafög hỗ trợ những sinh viên không phụ thuộc vào cha mẹ, hoặc khả năng tài chính của cha mẹ không đáp ứng được việc học đại học của con cái.

Sau khi kết thúc khóa học, khoản vay này sinh viên phải hoàn trả một nửa trước.

Xem thêm về chủ đề Du học Đức của TINTUCVIETDUC.DE

»Tỉ lệ bỏ học Đại học ở Đức đáng báo động

Theo ©Vũ Thu Hương - TINTUCVIETDUC.DE

 


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC