Khi bị tai nạn Auto thì phải xử lý như thế nào?

Khi bị tai nạn Auto thì phải xử lý như thế nào?

Theo cục thống kê của liên bang Đức (Statistisches Bundesamt) thì riêng năm 2014 số vụ tai nạn giao thông tại Đức là khoảng 2,4 triệu vụ. Tai nạn ô tô dù chỉ là va chạm nhẹ, hay lớn hơn nữa là gây ra những tốn thất lớn về tài sản cũng như ảnh hướng đến sức khỏe là điều mà không ai mong muốn.

Nhưng trong thực tế cuộc sống đó là điều không thể tránh khỏi.Vậy khi phải đối mặt với những tình huống như vậy chúng ta phải xử lý như thế nào? Những kiến thức căn bản cần thiết chúng tôi nêu dưới đây hy vọng giúp ích phần nào mọi người khi chẳng may gặp phải những sự cố không may mắn này.

1 1 Khi Bi Tai Nan Auto Thi Phai Xu Ly Nhu The Nao

Ảnh minh họa

I). Khi xảy ra tai nạn

1. Bật đèn nháy báo xảy ra sự cố (Warnblinkanlage)

2. Chú ý giao thông xung quanh trước khi bước xuống xe nhằm tránh những tai nạn không may về người xảy ra tiếp theo, vì khi xảy ra tai nạn thường thì những người trong sự việc thường không có được sự tỉnh táo cần thiết như lúc bình thường.

3. Mặc áo Warnweste và đặt biển báo sự cố 3 cạnh (Warndreieck) cách vị trí tai nạn ít nhất khoảng 100 m (khoảng cách có thể ngắn hơn nếu xe ô-tô nằm trên đường tốc độ thấp) đến 200 m (Autobahn) để thông báo cho những xe tham gia giao thông biết và tránh từ xa.

4. Sử dụng hộp cứu thương trong xe trong trường hợp cần thiết sau đó gọi số số cấp cứu 112 để thông báo tình trạng xảy ra.( dùng cho cả châu âu )

II) Cố gắng giữ nguyên hiện trường vụ việc nếu không phải tai nạn nhẹ,

1. Ghi lại đầy đủ thông tin về thời gian và địa điểm nơi xảy ra tai nạn

2. Ghi lại biển số xe cũng như giấy tờ địa chỉ của Fahrzeughalter bên kia, nếu Fahrzeughalter không phải là người lái xe thì ghi lại cả thông tin của người lái xe

3. Ghi lại số hợp đồng bảo hiểm xe của bên kia

4. Ghi lại những thông tin cá nhân của những nhân chứng (tên tuổi, địa chỉ)

5. Chụp ảnh hiện trường, cần chụp nhiều ảnh và đặc biệt cần có những vị trí để so sánh với vị trí xe trên đường, như biển báo hiệu, cột đèn giao thông, làn đường. Ghi lại toàn bộ và chi tiết quá trình xảy ra sự việc ra giấy (không chỉ nhớ trong đầu), cần phải ghi lại ngay lập tức, bởi thường sau một khoảng thời gian thì bộ não của mình chịu nhiều tác động từ ngoại cảnh sẽ không con nhớ một cách chi tiết và chính xác được nữa.

Khi xảy ra tai nạn có nhiều trường hợp không nhất thiết phải gọi công an, nhưng theo kinh nghiệm của VP thì bạn nên gọi, bởi vì nhiều trường hợp người gây ra tai nạn họ đổi ý không chịu thừa nhận nữa thì rất khó khăn cho việc đòi bảo hiểm. Đặc biệt trong những trường hợp va chạm với người nước ngoài.

Điều bạn cần biết là khi xảy ra tai nạn bạn không được tự ý rời bỏ hiện trường trước khi trao đổi những thông tin cá nhân, xe cộ và xác định tình trạng tai nạn cùng bên liên quan (xác định tình trạng không có nghĩa là kể đầu đuôi hoặc phân định đúng sai ngay tại chỗ)Như thế là sẽ phạm tội hình sự quy vào tội gây tai nạn rồi cố ý bỏ trốn, và có thể bị thu bằng lái xe.

Nếu xảy ra va quệt tại chỗ đỗ xe mà người chủ xe bị quệt không có mặt và không có việc gì cấp bách và nghiêm trọng phải giải quyết ngay (ví dụ như đưa người thân đi cấp cứu), người gây tai nạn nên đợi khoảng 30 – 60 phút. Khi người chủ xe bên kia lúc đó vẫn không xuất hiện thì có thể để lại tờ giấy với thông tin cá nhân và bảo hiểm xe rồi đến trụ sở công an gần nhất để báo sự va quệt kia.

Khi nào cần gọi công an:

– tai nạn xe gây thương tích

-tai nạn với thiệt hại tương đối đáng kể

– tai nạn do người lái xe say rượu hoặc dùng chất kích thích

– tai nạn mà lỗi tại ai không rõ

– hợp đồng Leasing hoặc hợp đồng bảo hiểm đòi hỏi như vậy

VD:

Có một người lái xe ô tô đang lùi xe và đâm vào xe bạn đang dừng ở phía sau (và giữ đủ khoảng cách an toàn theo luật). Lúc đó rõ ràng là lỗi của người ta. Nhưng nếu bạn không ghi lại mọi chi tiết cụ thể và gọi công an thì sau này ra tòa họ hoàn toàn có thể cãi rằng bạn chạy xe và đâm vào họ. Lúc đó việc chứng minh ai đúng ai sai là rất phức tạp và tốn kém. Đặc biệt trong trường hợp họ có 2 người mà bạn lại có một mình thì lại càng khó cho bạn hơn. Hay việc sang luồng xe, quành xe ở khu vực đầu ngã tư … thường là những vấn đề tranh cãi kinh điển trong va chạm ô tô khó chứng minh người đúng người sai.

Tất cả mọi thông tin khi bạn trình bày với công an sẽ giúp ích rất nhiều cho việc đòi bồi thường từ phía bảo hiểm. Trong những trường hợp không rõ ràng có nhiều tranh cãi thì những lời khai của bạn cần phải cẩn trọng, nếu không nó sẽ có hại cho bạn khi ra tòa. Những trường hợp đó bạn có quyền giữ im lặng, không khai điều gì và yêu cầu công an liên lạc với luật sư của bạn để giải quyết. Điều đặc biệt quan trọng cần phải chú ý khi khai với công an, là những gì bạn không chắc chắn thì không bao giờ được phép trả lời, bạn nên trả lời là không biết hoặc không thể ước lượng được.

Khi nào thì phải báo với bảo hiểm

Trong vòng 7 ngày bạn phải có trách nhiệm báo với bảo hiểm về tai nạn xảy ra. Nếu công an hoặc công tố viên tiến hành điều tra hoặc bên đối phương kiện đòi tiền, thì bạn cũng có trách nhiệm thông báo cho bảo hiểm ngay về việc đó một lần nữa. Bảo hiểm có quyền ủy quyền cho một luật sư theo lựa chọn của họ để giải quyết công việc.

Nếu sự thiệt hại vật chất khoảng trên 750 Euro, bạn nên gọi người đánh giá tình trạng xe (KfZ-Sachverständiger) và lập một Gutachten Chi phí cho người đánh giá thiệt hại sẽ do bên bảo hiểm trả. Người thẩm định xe này sẽ xem xét tình trạng xe của bạn, trang thiết bị trong xe (Ausstattung), và đưa ra đánh giá mức độ thiệt hại do vụ tai nạn gây ra, cũng như đánh giá về quá trình gây tai nạn (Unfallrekonstruktion). Dựa trên con số và những thông tin đánh giá này bạn sẽ đòi bồi thường từ phía bảo hiểm đối phương.

Bạn không có nghĩa vụ phải chấp nhận người đánh giá xe do bên bảo hiểm bên đối phương gửi tới (những người này thường đem lại lợi ích cho bảo hiểm của bên kia). Bạn có thể mời một người đánh giá xe khác mà bạn biết hoặc nhờ người quen giới thiệu, thì bạn sẽ được lợi nhiều hơn.

Khi nào thì bạn cần tới sự trợ giúp của luật sư

Ngoài những trường hợp bắt buộc theo luật mà bạn cần phải có luật sư đại diện thì trong những trường hợp mà việc gây ra tai nạn không phải lỗi do một mình bạn gây ra, sự việc không rõ ràng có nhiều vấn đề phải tranh cãi, thì việc nhờ luật sư can thiệp và giải quyết cho bạn là điều nên làm ngay từ đầu, đừng đợi đến lúc bảo hiểm người ta từ chối rồi mới đi thuê luật sư. Vì trong những trường hợp như thế này hầu như bạn sẽ gặp rắc rối với bên bảo hiểm, nếu tự bạn giải quyết thường chịu nhiều thiệt thòi.

Theo relide


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC