Thiên đường không dành cho người nhập cư bất hợp pháp

Thiên đường không dành cho người nhập cư bất hợp pháp

Tôi từng sống và làm việc ở Stuttgart, Đức – tổng cộng là 3 năm. Quả thật, nếu so sánh với cuộc sống ở Việt Nam thì đó là “thiên đường” với những sự đãi ngộ dành cho người lao động rất tốt – đặc biệt là kỹ sư. Nhưng thiên đường không dành cho người nhập cư bất hợp pháp.

Chào các bạn,

Tôi là Tuấn Anh, thật tình cờ, mấy ngày trước tôi có đọc được tâm sự của một bạn trẻ kể về hành trình tới miền đất hứa. Thú thực, tôi không ngạc nhiên lắm khi đọc những tâm sự như vậy vì có một sự thật: còn có nhiều người Việt Nam vẫn muốn sống ở nước ngoài hơn trong nước vì nhiều lý do trong đó nổi lên chính là về kinh tế.

1 1 Thien Duong Khong Danh Cho Nguoi Nhap Cu Bat Hop Phap

Trong thời gian sống và làm việc ở Đức, tôi có làm quen với một số gia đình người Việt Nam ở đó và cũng nghe họ kể về quá trình nhập cư vào Đức. Cũng có những câu chuyện tương tự như câu chuyện đã được kể và thậm chí còn có những người không may mắn đã thiệt mạng trên con đường kiếm tìm một sự đổi đời như vậy.

Tất nhiên, việc ra đi của một người nào đó là do họ hoàn toàn quyết định. Tôi còn chắc rằng sẽ còn nhiều muốn đi nữa nên tôi có lời khuyên cho các bạn như sau nếu muốn sang châu Âu – đặc biệt là Đức. Những thứ cần phải chuẩn bị trong hành trang của mình là:

– Visa hợp lệ vào Đức – Khả năng ngoại ngữ hoàn hảo: tiếng Anh, Đức hoặc Tây Ban Nha – Có bằng cấp quốc tế – vì bằng đại học của Việt Nam chưa được phía Đức công nhận – Hoặc thông qua thi tuyển của công ty Đức ở Việt Nam

Còn lại vẫn có những khả năng khác có thể giúp bạn tới Đức nhưng cuộc sống sẽ không như bạn nghĩ vì tỷ lệ thất nghiệp ở chính nước Đức bây giờ cũng rất cao. Nếu như bạn không có chuyên môn và được đào tạo chính quy thì cơ hội kiếm việc làm khi tới Đức là bằng 0 trừ khi bạn chấp nhận đi làm những công việc chân tay.

Đôi điều tâm sự với các bạn, đặc biệt là các bạn trẻ hãy biết sống. Cuộc sống ở đâu cũng phải làm việc. Thiên đường không dành cho những người nhập cư bất hợp pháp và lười lao động.

Theo vnexpress


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC