Sốc nặng văn hóa nước Đức “làm ít được nhiều”

Sốc nặng văn hóa nước Đức “làm ít được nhiều”

Nhắc đến Đức, người ta liên tưởng đến nguyên nhân chiến tranh thế giới thứ II. Nhưng còn một điểm nữa khi nhắc tới văn hóa nước Đức đó là một cường quốc về công nghiệp. Vì sao chỉ làm việc với 35h/ngày mà Đức lại là một nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới? Với những lý do sau, chắc chắn các bạn sẽ có một cái nhìn mới và khác biệt về văn hóa – xã hội Đức.

1 1 Soc Nang Van Hoa Nuoc Duc Lam It Duoc Nhieu

Văn hóa nước Đức “làm ít được nhiều”

1. Giờ làm việc nghĩa là giờ làm việc

Khi đi du học Đức bạn sẽ dễ dàng nhận ra người Đức làm việc theo đúng nghĩa là “làm việc”. Khi một nhân viên nói họ đang bận điều đó có nghĩa là họ không làm gì khác ngoài công việc. Họ tập trung vào công việc trong suốt thời gian làm của mình. Những chuyện riêng như: tám chuyện, lướt facebook, gửi email riêng tư…trong giờ làm việc là những hành vi không thể chấp nhận được trong công sở tại Đức.

Trong “Make me a German” bộ phim tài liệu do BBC trực tiếp xây dựng với nội dung thể hiện cú sốc của cô gái trẻ Đức với văn hóa công sở cô đã gặp khi chuyển công tác tới nước Anh: “Tôi ở trong văn phòng và thấy người ta nói chuyện riêng suốt cả buổi, chẳng hạn như tối nay bạn sẽ làm gì? Ở đâu? Rồi họ ngồi uống café cả ngày”. Cô gái trẻ người Đức này cảm thấy rất ngạc nhiên về những gì có thấy.

2. Đánh giá cao việc hướng tới mục tiêu, làm việc trực tiếp

Nếu tại Mỹ, các cuộc nói chuyện riêng giúp họ giữ được bầu không khí lạc quan còn Đức thì không. Văn hóa doanh nghiệp Đức có tính tập trung và rõ ràng. Các công nhân có thể trực tiếp phản ánh với giám đốc về một sản phẩm và sử dụng ngôn ngữ công việc một cách thẳng thắn mà không phải đề cao những ngôn từ văn hóa lịch sự mất thời gian. Ví dụ: 4h chiều, tôi cần báo cáo trên bàn làm việc. Bởi vậy họ sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để phản ánh về một vấn đề nào đó trong công việc.

3. Cuộc sống ngoài công việc

Người Đức khi làm việc hiệu quả như thế nào thì ngoài giờ làm việc họ chơi cũng rất thoải mái. Khi tan ca, họ đi thẳng về nhà thay cho việc tụ tập với đồng nghiệp, họ muốn nghỉ ngơi một cách thoải mái tách biệt công việc với đời sống riêng tư. Ngay cả chính phủ Đức cũng ban lệnh cấm gửi email công việc sau 6h chiều.

Nhờ có năng suất lao động cao, người Đức cũng được hưởng nhiều ngày nghỉ mà vẫn được trả lương, lên tới 25 – 30 ngày/năm. Như vậy họ đều có thời gian đi du lịch với gia đình, bạn bè trong mọt thời gian khá dài trong năm. Và đây cũng là cách để họ sẽ chú tâm với công việc, nâng cao năng suất lao động hơn sau mỗi kỳ nghỉ.

4. Văn hóa nước Đức – Chế độ thai sản lý tưởng

Tại Đức có hệ thống Elternzeit (thời gian nghỉ thai sản cho bố và mẹ) để đảm bảo quyền lời cho những gia đình có con nhỏ. Ở Đức không có khái niệm lao động tự do kể cả những lao động đi du học nghề Đức, bất kỳ người lao động nào cũng phải ký hợp đồng và được hưởng chế độ Elternzeit (nghỉ 3 năm không lương mà không bị hủy hợp đồng). Với những người có thời gian trên 30h/tuần họ sẽ nhận được ưu đãi đầy đủ. Ngoài ra nhà nước cũng đứng ra chi trả cho họ 76% lương trong vòng 14 tháng. Rất lý tưởng.

Taị sao chúng ta không thử tắt Facebook đi và tập trung vào công việc, trao đổi một cách thẳng thắn và tham gia hết mình vào các hoạt động cộng đồng sau giờ làm việc? Chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ khác đi rất nhiều.

Theo duhocduchalo


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC