Đôi nét về Nước Đức

Đôi nét về Nước Đức

Nhiều người cho rằng, nước Đức chỉ là thiên đường đối với những người giàu có. Còn giới bình dân phải làm việc nhiều hay nói đúng hơn là phải cày cật lực mới đủ để trang trải cuộc sống.

Ở Đức, những ai đang sống và làm việc hợp pháp đều phải đóng thuế, kể cả người làm công chức cho chính phủ.

Tiền thuế của người dân đóng được chính phủ dùng để xây trường học, sửa đường, chi trả tiền trẻ em, nhà trẻ, người ăn xã hội và nuôi hơn một triệu người tỵ nạn từ những vùng Trung Đông tràn vào. 

Nhiều người cho rằng, nước Đức chỉ là thiên đường đối với những người giàu có.

Còn giới bình dân phải làm việc nhiều hay nói đúng hơn là phải cày cật lực mới đủ để trang trải cuộc sống. Vì làm tới đâu đều bị trừ tiền tới đó.

Ví dụ như: tiền thuế , tiền nhà , hưu trí .....cho nên cầm tay chẳng được bao nhiêu, thua cả người sống trong nước.

Cho nên thi thoảng thường hay xuất hiện nhiều bài thơ chế nhạo những người sống ở Âu Mỹ.

1 1 Doi Net Ve Nuoc Duc

Thật ra những nhận xét ở trên chỉ đúng phần nào, đó là đi làm ở Đức bị trừ khá nhiều. Nhất là tiền thuế.  

Tiền thuế của người dân đóng được chính phủ dùng để xây trường học, sửa đường, chi trả tiền trẻ em, nhà trẻ, người ăn xã hội và nuôi hơn một triệu người tỵ nạn từ những vùng Trung Đông tràn vào .

Thuế thu nhập được chia ra làm 5 bậc khác nhau, người độc thân sẽ bị xếp vào bậc 1 và bị trừ khá nhiều , còn bậc hai dành cho người độc thân nhưng có con.

Bậc 3 chỉ dành cho người có gia đình, còn nếu hai vợ chồng lương ngang nhau thì chọn bậc bốn để bị trừ ngang nhau.

Nếu lương vợ cao hơn chồng hay ngược lại thì người thu nhập cao lấy thuế bậc ba để không bị trừ nhiều.

Còn người thu nhập thấp hơn chồng/vợ thì lấy bậc năm .

Thuế thu nhập được chia từng phần rõ ràng để tránh cho những người có gia đình và con cái bị trừ nhiều.

Ngoài ra còn có miễn thuế cho những ai thu nhập dưới 400, và những ai đi làm đều có thể xin lại tiền thuế hàng năm bằng cách tự làm hay qua người tư vấn về thuế (Steuerberater). 

Về mặt giao thông thì nước Đức có mạng lưới giao thông nhiều nhất trên thế giới, có đường cao tốc (Autobahn) không giới hạn về tốc độ, đường liên tỉnh ...và nhiều phương tiện công cộng dành cho người dân vậy mà đôi lúc cũng không giải quyết được nạn kẹt xe nhất là vào những giờ cao điểm.

Và thú vị nhất là trên khắp mọi nẻo đường trên nước Đức, không hề có một bóng dáng cảnh sát giao thông nào đứng ở cột đèn.

Tất cả đều tự giác đi đúng luật, chạy đúng làn đường. Nhưng khi có sự cố hay xảy ra tai nạn , là cảnh sát có mặt tại hiện trường rất nhanh để giải quyết mọi việc mà thông thường họ làm rất nhanh và gọn .

Còn về an sinh xã hội là để tránh cho người dân không bị đẩy vào tận cùng của đói khổ, trợ cấp cho người dân được chia ra từng loại như sau:

  • Trợ cấp xã hội (Harz IV) dành cho người chưa tìm được việc làm
  • Đang nuôi con nhỏ
  • Lương quá thấp không đủ sống ...

đều được trợ cấp một số tiền hàng tháng đủ sống và con cái của những người ăn xã hội, nếu còn đi học đều được miễn phí toàn bộ,  ví dụ như: mua sách học, tham quan viện bảo tàng, tiền ăn ..v.v

Ngoài ra còn có tiền trợ cấp nhà cửa, tiền thêm cho trẻ em dành cho người thu nhập thấp nhưng chưa đến nỗi phải ăn xã hội.

Về mặt giáo dục, thì chính phủ Đức không có chủ trương thương mại hóa ngành này, nên tất cả trường học cũng như đại học đều miễn phí ( trừ trường tư nhân) 

Vì áp dụng chính sách giáo dục "bắt buộc " có nghĩa là tất cả các trẻ em đến tuổi đi học đều phải đến trường (Schulpflicht) , những việc này đã có từ thời nước Đức còn bị chia cắt. Cho nên ở Đức , 90% người dân đều biết đọc và biết viết .

Về hưu trí, không những chỉ có người hết tuổi lao động mới được tiền hưu trí . Mà ở Đức còn có loại hưu trí dành cho những ai mất chồng/vợ , loại tiền hưu đặc biệt này cũng được chia ra làm hai loại mà tạm thời không nói đến vì khá dài dòng .

Nói chung, nước Đức là một đất nước có nền an sinh và phúc lợi rất tốt nhờ có chính sách chặt chẽ và một nền kinh tế vững chắc.

Người thu nhập cao thì đóng nhiều, người thu nhập thấp thì đóng ít.

Tất cả đều rõ ràng để bảo đảm cho cuộc sống của người dân Đức và cả người nước ngoài sống hợp pháp ở Đức đều được tốt đẹp như nhau 

 

Theo: An Thanh Le - FB

 

 


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC