Lưu ý khi lái xe trên đường dành cho xe đạp ở Đức

Lưu ý khi lái xe trên đường dành cho xe đạp ở Đức

Trên những đường ưu tiên dành cho xe đạp người lái xe ô tô khi đi vào cần lưu ý những gì?

Các xe cơ giới không được phép đi ở đường xe đạp trừ khi có biển báo bổ sung cho phép.

Ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề lo lắng được đặt lên hàng đầu, ngoài ô nhiễm nước, ô nhiễm đất đai, thì vấn đề ô nhiễm không khí do khí thải ô tô gây ra luôn đáng quan tâm nhất. Với những ưu điểm như thân thiện với môi trường, chi phí sử dụng thấp, tính lưu động cao… xe đạp công cộng được nhiều nước trên thế giới ủng hộ.

Để khu­yến khích người dân sử dụng xe đạp, nhiều thành phố ở Đức như Berlin, München, Hannover, Kiel… triển khai các đường, làn đường hoặc phố dành riêng cho xe đạp giúp người dân di chuyển rất tiện lợi và an toàn.

Tuyến đường xe đạp là gì?

1 1 Luu Y Khi Lai Xe Tren Duong Danh Cho Xe Dap O Duc

Tuyến đường xe đạp được quy định trong Bộ luật giao thông đường bộ (StVO) từ năm 1997 và được gắn biển báo hình vuông, nền trắng bên trong có hình xe đạp trong hình tròng màu xanh, phía dưới có dòng chữ Fahrradstraßen.

Về cơ bản, chỉ những người đi xe đạp mới được sử dụng, các ngoại lệ được chỉ định bởi những biển báo bổ sung và thường dành cho người dân sống tại đó và những xe vận chuyển hàng. Trên phố này những xe đạp có thể đi cùng tốc độ và song song với nhau.

Ai được phép lái xe trong đường này?

Các xe cơ giới không được phép đi ở đường Fahrradstraßen trừ khi có biển báo bổ sung cho phép. Nếu ô tô được phép đi thì cũng được phép đỗ xe theo những quy định thông thường.

Tốc độ tối đa cho phép đi trong đường Fahrradstraßen là 30 Km/h. Tại các ngã ba, tư áp dụng luật ưu tiên bên phải trước bên trái (“rechts vor links”).

Các xe ô tô muốn vượt cần phải quan sát khoảng cách an toàn 1,5m đối với xe đạp và không gây áp lực cho người đi xe đạp. Mức phạt khi lái xe ô tô vào đường Fahrradstraßen trái phép dao động từ 5 đến 35 Euro tùy thuộc vào mức độ gây nguy hiểm.

Hải Nam


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC