Phương pháp dạy con “không giống ai” của người Đức

Phương pháp dạy con “không giống ai” của người Đức

Không hề có cảnh trẻ con khóc lóc, bám bố mẹ; không có cảnh bố mẹ dỗ dành, quát nạt hay mớm cho con ăn uống, trẻ con Đức, từ những em bé một, hai tuổi đã có ý thức kỷ luật và tự lập một cách đáng kinh ngạc.

Trẻ em ở đây được tôn trọng như những cá thể độc lập và có ý thức, cho nên chúng được đối xử trên tinh thần như thế; và chúng cư xử lại cũng với tinh thần như thế. Không có sự bảo bọc, nuông chiều, cung phụng hoặc hách dịch với trẻ. Vậy cha mẹ Đức coi trọng điều gì trong việc giáo dục con cái?

Dạy trẻ cách tự lập

1 Phuong Phap Day Con Khong Giong Ai Cua Nguoi Duc

Ngay từ nhỏ, bố mẹ Đức đã rèn luyện tính tự lập ở một đứa trẻ và họ tận dụng mọi cơ hội để tập cho con đức tính này. Chẳng hạn, khi mẹ làm bánh, con sẽ bắt ghế lên xem và học hỏi. Từ chỗ biết việc, trẻ sẽ phải học cách làm theo. Mẹ Đức không ngại con làm bẩn căn bếp của mình hoặc coi việc đó là đang làm mất thời gian của họ.

Khi mẹ Đức giặt quần áo, họ sẽ cho phép con mình tự bỏ quần áo vào máy giặt. Khi họ dọn dẹp nhà cửa, họ sẽ cho con mình một chiếc giẻ lau và một khu vực rồi bảo: “Con lau chỗ này đi nhé”,… Trẻ em sẽ học hỏi một cách nhanh chóng và chúng nhớ mọi thứ rất lâu. Do đó, điều mẹ Đức cần làm là hướng dẫn trẻ và để trẻ tự làm những lần sau đó. Đó là cách họ muốn con tự làm lấy mọi chuyện từ việc tự phục vụ mình đến việc phục vụ người khác.

2 Phuong Phap Day Con Khong Giong Ai Cua Nguoi Duc

Hơn nữa, hầu hết trẻ em Đức khi đã đi học đều đi bộ một mình đến trường. Trẻ cũng có thể tự đi chơi ở quanh khu vực mình sống. Một số bé thậm chí có thể bắt tàu điện ngầm một mình. Tất nhiên, bố mẹ Đức cũng lo ngại về sự an toàn nhưng họ thường tập trung vào giao thông chứ không lo về nạn bắt cóc.

Theo các nhà nghiên cứu, đi bộ mà không có sự giám sát của bố mẹ, hay như người Đức gọi là “di chuyển độc lập”, rất tốt cho trẻ.

Nhìn nhận mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt

3 Phuong Phap Day Con Khong Giong Ai Cua Nguoi Duc

Người Đức nhìn nhận khả năng của con theo cái mà chúng có chứ không nhìn sang con của những người khác để so sánh và gây áp lực với con. Với họ, mỗi đứa trẻ đều có ưu và nhược điểm riêng. Vì thế, nếu một đứa trẻ có sự phát triển chậm trong một số kỹ năng, cha mẹ chúng không bao giờ so sánh chúng với những trẻ khác để làm trẻ tự ti và nản lòng mà sẽ để con phát triển và lớn lên theo cách phù hợp riêng.

Luôn tạo điều kiện cho trẻ ra ngoài trời hằng ngày

Theo người Đức, chẳng có gì gọi là thời tiết không tốt mà chỉ có quần áo không phù hợp. Giá trị của thời gian chơi ngoài trời cũng được củng cố ở trường. Có rất nhiều khu vui chơi ở Berlin. Cha mẹ Đức cực kì coi trọng việc ra ngoài hít thở không khí trong lành, vận động, thăm thú và khám phá khu vực quanh ngôi nhà mình sống hàng ngày. Bất kể trời lạnh giá hay xám xịt, các bố mẹ vẫn nai nịt cho con và đưa trẻ hoặc để bé tự đi tới công viên hay khu vui chơi ngoài trời.

4 Phuong Phap Day Con Khong Giong Ai Cua Nguoi Duc

Không chăm chăm vào việc tập đọc

Các trường mầm non ở Berlin không chăm chăm vào các môn học thuật hay tập đọc vì tất cả trẻ sẽ cùng nhau học khi chúng bắt đầu vào tiểu học. Mẫu giáo là thời gian cho việc chơi và học các kỹ năng xã hội. Nhưng ngay cả ở năm đầu tiểu học, việc học thuật cũng không quá nặng nề. Trẻ tiểu học chỉ học nửa ngày và ngắt quãng với hai lần nghỉ để vui chơi ngoài trời.

5 Phuong Phap Day Con Khong Giong Ai Cua Nguoi Duc

Nhưng bạn đừng nghĩ cách tiếp cận việc học một cách buông lỏng này đồng nghĩa với một nền giáo dục kém cỏi. Theo một đánh giá năm 2012 do tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển thực hiện, trẻ 15 tuổi Đức có khả năng đọc, làm toán và nghiên cứu khoa học cao hơn hẳn mức trung bình trên thế giới, trong khi những người trẻ Mỹ thì đứng tụt phía sau khá xa, dù có áp lực học hành nhiều hơn.

Không tùy tiện tán dương con

6 Phuong Phap Day Con Khong Giong Ai Cua Nguoi Duc

Khen ngợi, khích lệ con là tốt nhưng phải đúng lúc và đúng việc. Mẹ Đức không tùy tiện khen con khi trẻ làm những việc chúng nên làm. Khi đã khen, bà mẹ Đức sẽ chỉ cho trẻ thấy ý nghĩa của việc làm trẻ mang lại, thành tích mà trẻ đạt đến, tính cách vượt trội của con và tinh thần làm việc…

Mẹ Đức sẽ không bao giờ khen theo kiểu: “Con là số một”, “Con mẹ giỏi nhất”… Nếu bạn muốn nuôi dạy con theo phong cách Đức, bạn nên khen trẻ khi nhắc tới thành tích đặc biệt của trẻ, ưu điểm trong tính cách và tinh thần tươi vui của trẻ.

Ví dụ, khi trẻ dọn xong đồ chơi, việc mà mẹ vừa nhắc trẻ làm trước đó, nếu muốn khuyến khích trẻ, mẹ Đức sẽ nói: “Mẹ rất vui vì con đã hoàn thành xong nhiệm vụ của con”. Theo họ, điều đó có ích hơn cho chặng đường phát triển lâu dài của con.

Đó là cách nuôi dạy con khác biệt của các bà mẹ Đức, so với cách nuôi con của các bà mẹ Việt thì khác hẳn. Dĩ nhiên, chẳng có cách nuôi dạy con nào là đúng, là sai, mà phải tùy thuộc vào văn hóa, hoàn cảnh xã hội của mỗi nơi. Ví như ở Việt Nam mà để con trẻ tự đi về thì hỡi ôi, không lo sợ bị bắt cóc cũng lo sợ tai nạn giao thông với tình hình giao thông hỗn lộn như hiện nay.

Tuy nhiên, các bà mẹ Đức cũng có nhiều cách khiến con tự lập, không dựa vào ba mẹ mà các mẹ Việt nên học hỏi, để tạo ra một thế hệ vừa văn minh vừa tự lập, đừng có kiểu học sinh cấp 2, cấp 3 rồi mà vẫn phải có người đón đưa, săn sóc từng li từng tí, hãy để con khôn lớn.

Nguồn: Edu2 Review


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC