Góc nhìn tổng quan về cuộc sống khi đi học và đi làm ở Đức

Rất nhiều các bài viết về cuộc sống không như mơ ở Đức nói riêng và châu Âu nói chung, trước cảm thấy sợ sệt, hoang mang, bình luận hoặc post kiểu “đọc xong em thấy hoang mang quá, các anh chị góp ý cho em xem có nên sang Đức hay châu Âu học không ?”. Xin thưa rằng:

1. Du học Đức cho oai, cứ học là có bằng Đức

student 849822 300Nếu tư tưởng là sang hưởng thụ cuộc sống, du lịch đây đó vài năm rồi ắt có cái bằng ĐH “Tây” mang về thì không nên sang đây. Nước Đức và châu Âu tài trợ cho giáo dục và coi là đào tạo nhân tài nên nếu không định thể hiện cái tài của mình mà chỉ muốn thể hiện đẳng cấp thì đó không phải là điểm đến phù hợp với các bạn.

2. Lương ở Đức/ châu Âu có thực sự cao hơn ở VN không?

Câu hỏi rất chi là buồn cười nhưng mình vẫn muốn khẳng định là quy đổi ngoại tệ và nội tệ nó đã lớn hơn (chấp luôn các bị trừ thuế cấp n). Châu Âu còn đang giảm phát chứ không phải lạm phát như VN. Và hơn nữa lương thực, thực phẩm vừa rẻ vừa ngon vừa an toàn hơn ở VN.

3. Thuê làm tất tật hay trải nghiệm

Nói thẳng và nói thật thì nhiều lúc ngồi ăn bánh mì sáng sau đó lặn lội đi chợ nấu nướng dọn nhà cửa, thậm chí còn phải tự đóng giường tủ, chuyển nhà bằng xe bus hay tàu điện cũng thấy khổ khổ vì ở VN chẳng phải làm bao giờ. Toàn được phục vụ cơm bưng nước rót. Nhưng đổi lại bản thân thấy được trưởng thành, được tự lập và thấy bản thân bỗng có ích hơn rất nhiều.

4. Đi làm ở Đức/châu Âu có vất vả không? Làm những công việc chân tay có bị người ta “khinh” không?

Nếu nghĩ có ai khinh thì chính bạn là người đang khinh bạn đấy! Rồi dần bạn sẽ mất sự tự tin và dĩ nhiên người ngoài nhìn vào sẽ không ai coi trọng cái sự luồn cúi của bạn đâu.

 

20160228 11 29 0

Quang cảnh một tiệm nail Việt Nam tại Đức 

Là sinh viên các bạn sẽ có thể đi làm trong kho hàng, trong cơ sở thịt đông lạnh, dọn phòng khách sạn, bưng bê nhà hàng, quán Bar, … đủ kiểu. Mệt có mệt thật, nhưng sẽ thấy hài lòng vì kiếm được tiền bằng sức lao động của mình. Người ta không trả tiền cho bạn để chơi, mà trong giờ lao động, đúng theo hợp đồng làm bao tiếng thì đúng là phải làm việc, đến ngồi cũng không được.

Lúc đầu chắc hẳn mọi người sẽ cũng thấy có phần khó chịu và mệt mỏi nhưng dần dà thấy đúng là có lý. Phải lao động mới có tiền chứ ai lại đi trả tiền cho người ngồi vểnh râu chơi ?

Vả lại thì đi làm tuy vất vả 1 tí nhưng lúc về nhà lại tha hồ thảnh thơi. Ở nước ngoài, không phải lo sau này  ốm đau rồi tiền thuốc thang đâu ra. Sau này có con cho nó đi tiêm thế nào để ko rơi vào thành phần rủi ro hay sẽ phải nhập tã bỉm cho con nó từ đâu. Không phải lo tích cóp lo hay tạo quan hệ sẵn để sắp xếp tương lai cho con cái sau này.

Mà thực sự đi làm những nghề kể trên, kể cả có lúc phải quỳ, phải bò mà làm việc thì chả ai xét nét hay khinh bỉ gì mình. Kể cả cấp trên lúc nhân viên bồi làm vỡ cốc người ta cũng ko mắng là hậu đậu vỡ cốc rồi. Người ta chạy ngay ra hỏi mình có bị sao ko, cần băng bó hay giúp gì ko. Mệt thì nghỉ ngơi đi.

Rồi khi đi làm thêm trong 1 ngân hàng cũng vậy, mỗi người đều bình đẳng. Dù là SV nước ngoài tiếng tăm chả đến đâu, năng lực chưa thấy tí nào thì sếp vẫn lắng nghe suy nghĩ của mình và chỉ ra từng cái đúng cái sai.

Người nước ngoài nhìn vào mình lúc đi làm thêm mấy công việc chân tay và khi làm trong ngân hàng cũng chẳng khác nhau. Trước khi bạn cảm thấy người khác có đang “khinh” công việc của mình không thì phải xem chính bản thân bạn có đủ tự tin không đã.

Còn các bạn nói mình may mắn vì gặp những sếp kia?

Nếu gặp phải những người cấp trên không lịch sự, không văn minh và cảm thấy bị xúc phạm thì bạn nên đổi công việc đi. Vì nếu không làm sai, là người ta sai. Người ta không bao giờ có quyền và bạn cũng không đáng bị người ta đối xử như vậy. Họ càng không đáng để có được sự tận tâm của bạn.

5. Không phải ai cũng may mắn như các bạn, có gia đình là hậu phương vững chắc.

Tuy nhiên các bạn không ai có quyền đánh giá người khác cả, vì chúng ta chưa bao giờ ở hoàn cảnh của họ, không biết được sau cái cuộc sống mà bạn vẫn nhìn vào rồi comment này nọ đấy là điều gì. Mình thấy thực sự bất đồng khi mà người nước ngoài chưa kịp xét nép nói gì thì chính người VN và đặc biệt là SV du học sang nhìn vào hàng cha chú của m đang lao động xứ ng rồi chỉ tay và nói là làm công việc đáng xấu hổ!

  • Các bạn đã bao giờ bị thiếu ăn thiếu mặc chưa?
  • Các bạn đã bao giờ nhìn người thân trong gia đình mình gặp khó khăn, khốn khổ, bị hạch sách mà ko giúp được gì vì bất lực kinh tế chưa?
  • Bạn đã bao giờ có con nhỏ mà phải tha đi lao động chưa?
  • Bạn đã bao giờ nói chuyện với những người bạn định đánh giá để nghe họ kể về cuốc sống chưa?

Nếu chưa thì bạn không có quyền phán xét người ta.

Lá lành để đùm lá rách chứ không phải để xẻ thêm cho nó te tua. Nếu bạn đã không giúp được thì cũng đừng có đè ánh mắt và những chữ nghĩa nặng trĩu lên cuộc sống của họ nữa, vì nếu không, người đáng khinh chính là bạn. Vì cái bạn có được chẳng đủ bọc cái tâm hồn chưa đủ văn minh của mình đâu.

Mỗi con người có khởi đầu riêng, 1 chí hướng riêng và 1 công việc riêng. Mình mong các bạn hãy nhìn vào giá trị công việc của mỗi người chứ không phải cái tên của công việc để đánh giá 1 người nào đó.

Và nếu bạn ko rõ hay thắc mắc việc gì đó thì hoàn toàn có thể hỏi những người đi trước, kể cả những người đang lao động ấy. Mọi người lúc nào cũng sẵn lòng góp ý và giúp đỡ. Đừng chụp giật rồi cố tỏ ra nguy hiểm và cứng đầu không sửa chữa quan điểm sai lầm mà làm ảnh hưởng đến các bạn đi sau nhé.

Theo Lê Hải Yến - TINTUCVIETDUC.DE


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC