Cú sốc trên thiên đường du học

Cú sốc trên thiên đường du họcKhó khăn lớn nhất của việc du học không phải là khả năng thanh toán hay ngoại ngữ như chúng ta nghĩ.

Khó khăn đó phục sẵn chờ các du học sinh từ sân bay bên kia thế giới khi họ phải tìm cách chuyển máy bay hay tìm đúng tuyến đường theo bản đồ; ở ký túc xá khi họ sinh họat chung với đủ mọi nền văn hóa; ở căng tin khi thực đơn toàn những món xa lạ; ở giảng đường khi giáo sư không đọc để chép bài.

Những việc họ bị cấm đoán họăc không được phép làm ở Việt Nam thì nay không còn. Họ toàn quyền quan hệ với các bạn gái ở mọi mức độ; họ tự do di chuyển nơi học, thay đổi thầy dạy hay môn học theo ý mình.

Sự chuyển đổi từ cuộc sống có sự trợ giúp của gia đình sang độc lập toàn bộ đẩy các du học sinh Việt Nam vào những khó khăn mới, mọi quyết định đều phải tự chịu trách nhiệm và nếu sai lầm thì cái giá phải trả sẽ rất đắt.

Chuyên đề nhỏ: “cú sốc du học” đề cập riêng tới những khó khăn này như một sự cảnh báo tới những người đang chuẩn bị đi du học.

Những kiểu sốc gây hiệu ứng lõm ví hoặc “tốt nghiệp sớm”

Khiêm gõ rào rào trên Yahoo Messenger khi đồng hồ ở Mỹ chỉ 2h: lần ấy tớ phải cầm lái vì ông anh tớ say rượu.

Chẳng hiểu gì về các quy định lane trên freeway của Mỹ nên tớ vi phạm luật giao thông mà không biết. Cứ phóng tít mù. Rồi đột nhiên xe cảnh sát đuổi theo.

Những xe cảnh sát ở khu vực lân cận cũng đồng lọat bám sát. Vài phút sau thì một chiếc trực thăng rọi đèn xuống xe. Thót tim. Ông anh vẫn đang đủ tỉnh táo để hướng dẫn dừng xe, cấm tớ ra khỏi xe và đặt tay trên vô lăng. Mặt tớ xanh lét và cực choáng…

Sau vụ ấy, tớ được bổ túc đủ thứ liên quan đến luật lệ nước Mỹ như một cách thủ công phòng chống sốc.

“Mỹ dành quyền tự do ngôn luận, tự do nói năng, thậm chí cả tự do chửi bới, biết dùng từ nào thì dùng không có chú cảnh sát nào đến chào hỏi cả.

Nhưng nếu dùng đến chân tay, thậm chí huơ tay, múa chân dù chỉ để diễn tả lời nói thì nguy cơ hồi hương, “tốt nghiệp sớm” tại Mỹ đã xuất hiện. Vì rất có thể bạn sẽ bị kiện và kết những tội không bao giờ có thể ngờ tới.

Với một bộ phận người trẻ oversea thì du học là một chuyến du lịch giá cao.

Sau vài năm, những cậu con về nước với duy nhất bằng lái xe mất 15 USD cho cả hai lần thi. Vì thế mà một trong 8 câu phỏng vấn đối với hầu hết các loại học bổng bạn phải trả lời tại ĐSQ Pháp là: Ai chịu trách nhiệm về những hành vi của bạn khi ở bên Pháp?

Dân du học vào sòng, vào bar, chuyện ấy không còn quá lạ lẫm. Họ bình luận về sauna và massage với những cái giá cắt cổ dẫu là hàng “fast” hay “overnight”. Họ nghiền game. Chơi game bằng xèng. Nhiều khi cháy túi, cháy cả tài khoản vừa mở chưa nóng chỗ ở Bank of America hay Mutual Bank…

Casino là một nguồn thu nhập của chính phủ nên đánh bạc cũng dễ dàng. Ở Niu Dilân và Ôxtralia bạn có thể vào bar tùy thích.

Tuy nhiên, ở Mỹ, nếu bạn dưới 21 tuổi mà bước vào một quán bar hoặc casino thì không đơn giản. Một vị khách bất kỳ nhìn thấy bạn, có thể đưa đơn kiện vì tội cho khách dưới 21 tuổi vào. Quán bar lúc ấy có thể sẽ bị đóng cửa vì phá sản ngay sau vụ kiện.

Vô tình vứt một thứ bất kỳ ra ngoài xe, bạn sẽ bị phạt 275 USD. Với nước Mỹ, lũ sinh viên khuyên nhau: không nên có ý định xù tiền của chính phủ.

Đừng cố gắng chạy trốn các mức phạt, bởi vì khi bị truy nã số tiền sẽ cao ngất ngưởng thậm chí phải đi nhặt rác ở freeway hoặc dọn WC công cộng.

Sốc kiểu “muỗi” và “rác”

Đừng bao giờ giới thiệu bạn là sinh viên du học dù bang nào ở Mỹ cũng có du học sinh Việt Nam. Đã bao kẻ hăm hở “Tôi là du học sinh Việt Nam” rồi tắt ngúm khi người ta bỗng nhiên ghẻ lạnh.

Sinh viên năm nhất bang Cali co ro trong góc phòng, đã buồn thiu vì “bị phân biệt”, còn bị các anh master quạt cho một trận: “Phải biết bước qua những chuyện quá muỗi ấy chứ…”

Nhật Bản đồng nghĩa cuộc sống với nhịp điệu “bỏ xu và ấn nút”. Mua hoa tươi, giặt quần áo, copy một bản nhạc cũng sử dụng “xu, khe và nút”.

Các siêu thị có mặt đến tận hang cùng ngõ hẻm. Lũ sinh viên du học khoái nhất là những ngày giảm giá đồng lọat các sản phẩm: hôm nay là ngày của trứng, ngày mai là ngày của gạo, ngày kia rất có thể là ngày của thịt. Vào ngày giảm giá, phải nhanh chân trước khi quá muộn.

Và mua ở đâu thì cũng phải lấy hóa đơn để còn bắt đền hoặc biết giá mà đi mua chỗ khác.

Một năm ở Tokyo rồi mà Minh vẫn còn nhăn nhó: “Điều kinh khủng nhất với tớ là phải luôn luôn ghi nhớ việc phân loại rác. Rác được chia theo nhiều chủng loại, mỗi chủng loại chỉ được đổ vào một ngày quy định.

Ví như: rác cháy (gồm các loại có thể đốt được mà không gây ảnh hưởng đến môi trường), rác không cháy (ni lông, túi nhựa, những thứ có thể tái chế…), rác nguy hiểm (thủy tinh, dao kéo…), các loại sách báo, quần áo cũ phải bó gọn lại để tái sử dụng…

Một số loại rác lớn như xe đạp, xe máy cũ, lò vi sóng, ti vi, tủ lạnh… phải bỏ tiền thuê xe chở ra bãi rác. Và Chúa ơi, phải nạp vào đầu là thứ 2, 4, 6 đổ rác cháy, thứ 3,5,7 đổ rác không cháy…

Người Nhật đi về bên trái đường. Xe đạp đi trên vỉa hè và có số đăng kí như xe máy ở Việt Nam. Ở đây không ai ăn cắp xe đạp. Có lần, tớ quẳng xe ở bãi đỗ và không khóa. Một anh chàng lạ hoắc đang vội và mượn tạm rồi sau đó quẳng vào một nơi công cộng khác. Rồi cuối sùng cảnh

sát cũng theo số đăng ký gọi tớ đến nhận xe về. Dân Việt Nam giàu tình cảm, tiết kiệm vài đồng xe buýt, đèo nhau ra ga tàu điện ngầm, lại còn diễu qua mặt các chú cảnh sát rồi chẳng hiểu tại sao lại bị thổi còi. Xe đạp ở Nhật chỉ một người đi và vì thế cũng không có yên sau.

Virus “nhớ”

“Ăn mì gói để dành tiền điện thoại cho người yêu”. Bệnh “nhớ” không chỉ lây qua đừng hô hấp mà lây qua đường Net, qua điện thoại, qua webcam…

Những cú sốc dạng này bao giờ cũng trầm trọng nhưng chỉ giai đoạn đầu. Hãy lắng nghe nhữnglời tự thú: “Đã không còn bỏ dở bữa cơm, cắm đầu chạy ra ngoài đi mua card gọi điện về nhà khi bỗng nhiên có ai nhắc đến Hà Nội, nhưng nhung nhớ thì vẫn cồn cào.

Nhớ mối tình đầu trắng xóa màu hoa xưa trên đường Điện Biên Phủ. Nhớ nụ hôn vụng dại trên sân bay. Thương em nước mắt chảy ngược dòng vì sợ làm vướng chân người cất bước. Tôi vỗ vai thằng bạn thân: “Mày nhớ chăm sóc em cho tao. Đừng để thằng nào quanh quẩn…”

Quả thật, chẳng có thằng nào dám quanh quẩn bên em của tôi, trừ nó.

Sau một năm, em để nỗi nhớ tôi và day dứt mùa hoa xưa ở lại Hà Nội rồi cùng thằng bạn tôi đi du học Mỹ. Những cú sốc như thế trong tình cảnh này thường bị nhân lên…”

Những ngày thứ bảy, Chủ nhật, người ta quẳng bài vở, công việc sang một bên và chơi thả phanh. Vinh từ Grenoble đến Paris thăm người yêu mà kêu ầm ĩ là xa vì… mất 3 tiếng đi tàu điện ngầm.

Lũ sinh viên từ Cali rồng rắn kéo nhau đến Las Vegas, San Diego Park, Sea World để chơi “tẹt ga”. Họ rủ nhau ầm ĩ trên các forum sang Canada, Mexico; thậm chí bọn ở Lyon đi Thụy Sĩ, Thụy Điển… đơn giản như thể lũ sinh viên Hà Nội rủ nhau ra ngoại thành. 


Những lúc như thế virus “nhớ” chỉ là loại danh từ bị lãng quên trong quá khứ. Với dân du họ, cú sốc đơn giản là bài học để trưởng thành.

Theo Sinh Viên Việt Nam


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC