Đi du học về thất nghiệp: Những tưởng được làm ở công ty lớn, nào ngờ tiền lương còn không đủ ăn, tôi đành chọn học Tiến sĩ và nhờ bố mẹ chi trả tiền nhà

Đi du học về thất nghiệp: Những tưởng được làm ở công ty lớn, nào ngờ tiền lương còn không đủ ăn, tôi đành chọn học Tiến sĩ và nhờ bố mẹ chi trả tiền nhà

Đi du học, một câu chuyện dài của những nỗi lo lắng.

Chỉ cần bạn có tiền, nếu bạn không giỏi để đạt được học bổng, chắc chắn bạn sẽ đi du học được. Nhưng, giấc mơ ấy có nhiều màu. Thậm chí, nó có thể được tô bằng màu xám.

Câu chuyện của Xiao Xiao, một cô gái sống ở Tế Nam, Trung Quốc có sức học bình thường, điều kiện gia đình ở tầm trung nhưng ôm mộng được đi du học. Đây là một điều đáng khen ngợi vì đó là một người trẻ biết ước mơ. Nhưng, bố mẹ cô đã phải bán cả nhà để cho con gái ra nước ngoài học tập.

Năm 2013, Xiao Xiao tốt nghiệp trung học và quyết định chọn Australia là đất nước mình sẽ học tập, sinh sống 5 năm tại đây. Vì kết quả học tập không xuất sắc nên cô chọn học truyền thông tại một trường cao đẳng. Sau khi ra trường, cô tiếp tục học thạc sĩ tại Đại học Công nghệ Queensland.

Bố là viên chức bình thường, mẹ là giáo viên trung học. Họ chấp nhận bán ngôi nhà nhỏ đầy ắp những kỉ niệm của gia đình với giá 700.000 nhân dân tệ (tương đương 2 tỷ đồng) năm 2012 - và nay giá của nó đã tăng thêm vài lần - để có tiền cho con đi du học. Đến bây giờ, Xiao Xiao vẫn không hề hối hận về quyết định ra nước ngoài của mình. Cô học được khả năng suy nghĩ độc lập và logic từ chương trình nước ngoài mà ở Trung Quốc không hề dạy.

Tuy nhiên, cái giá mà cô phải chịu đắt hơn những gì trước kia cô từng mộng mơ.

Tổng học phí và chi phí sinh hoạt của cô trong 5 năm ở Australia rơi vào khoảng 2 triệu nhân dân tệ (tương đương 6,7 tỷ đồng). Tuy đây không phải con số quá lớn nhưng so sánh với mức lương Xiao Xiao nhận được khi về nước thì quả là một chênh lệch rất lớn.

1 1 Di Du Hoc Ve That Nghiep Nhung Tuong Duoc Lam O Cong Ty Lon Nao Ngo Tien Luong Con Khong Du An Toi Danh Chon Hoc Tien Si Va Nho Bo Me Chi Tra Tien Nha

Sau khi tốt nghiệp trung học, với quyết tâm đi học về ngành truyền thông, Xiao Xiao ước mơ khi về nước, mình sẽ là một nhà báo tên tuổi của một tờ báo hàng đầu, tạo ra những bài hit, làm nên những bước ngoặt của báo chí nước nhà. Ấy vậy mà, tình cảnh của Xiao Xiao khi về nước chẳng khác gì phần đông các sinh viên tốt nghiệp đại học trong nước cả: nhảy việc, rồi lại nhảy việc, mong muốn một chỗ làm tốt hơn.

Ở nơi làm việc thứ nhất, Xiao Xiao làm được hơn 1 tháng rồi xin nghỉ.

Ở nơi làm việc thứ hai, cô còn xin nghỉ trước cả khi được lĩnh lương.

Mức lương sau khi du học về của cô chưa đầy 2.000 nhân dân tệ (tương đương 6,8 triệu đồng). Chính xác lương cơ bản của cô được có 1.300 nhân dân tệ (hơn 4,4 triệu đồng), số tiền này thậm chí không đủ cho việc ăn uống của một cô gái trẻ.

Hiện tại, Xiao Xiao đang thuê một phòng trọ ở ngoài, tổng chi phí đã bao gồm cả tiền điện nước là 2.000 nhân dân tệ một tháng và khoản tiền này do bố mẹ cô trả. Cứ mỗi cuối tuần, cô lại trở về nhà và mang theo quần áo bẩn để giặt nhờ.

Cô vẫn luôn nghĩ rằng tiền lương rồi sau này có thể tăng nhưng điều khiến cô không thể chịu đựng được bây giờ là công việc. Cô thấy tương lai khá mịt mù khi ngày ngày, cô đều phải ra ngoài với tiền bối để phỏng vấn những người vô vị và không thể sử dụng những gì mình đã học. Bởi đó cũng là một trong những lí do mà Xiao Xiao quyết tâm học cao hơn.

Theo lời mẹ, nếu tốt nghiệp chương trình học Tiến sĩ, Xiao Xiao có thể vào một trường nào đó và đi dạy hay việc tìm được một công việc tốt hơn cũng sẽ không còn khó khăn nữa. Tuy nhiên, Xiao Xiao không muốn đi dạy học mà vẫn ấp ủ giấc mơ được làm về báo chí. Ấy vậy, nhắc đến tương lai, cô vẫn không ngừng hoang mang.

1 2 Di Du Hoc Ve That Nghiep Nhung Tuong Duoc Lam O Cong Ty Lon Nao Ngo Tien Luong Con Khong Du An Toi Danh Chon Hoc Tien Si Va Nho Bo Me Chi Tra Tien Nha

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

"Rõ ràng việc đi học tiến sĩ dễ dàng hơn so với tìm việc. Tôi thấy tim mình trống rỗng và lòng rối bời".

Từ ngày về nước, Xiao Xiao cũng không liên lạc nhiều với những người bạn đã từng đi du học với mình ngày trước vì lí do khoảng cách. Một số người cũng chọn học cao hơn như cô, một số người đã tìm được việc, một số người trở về làm kinh doanh cùng gia đình. Cô cũng ngại nếu phải nói chuyện với họ vì không biết kể sao về tình cảnh của mình hiện tại.

Hơn nữa, trong cô xuất hiện thêm sự ghen tỵ với thành công của những người bạn ở lại, không chọn đi du học. Ngày cô lên đường sang Australia, các bạn nhìn cô bằng ánh mắt ngưỡng mộ; ngày cô trở về Trung Quốc, nhìn bạn bè xung quanh mà có chút tủi hổ.

Xiao Xiao hiện đang chú tâm cho việc học Tiến sĩ của mình, mỗi ngày cô thường tới trường từ 7h sáng và quay về nhà trọ lúc 9h tối, tháng chỉ nghỉ 2 ngày. Dù không biết quyết định này liệu có phải sáng suốt cho công việc sắp tới hay không nhưng cô vẫn đang cố gắng từng ngày và mong chờ vào những điều sắp tới xảy ra trong tương lai...


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC