Việc gửi đồ từ Đức về Việt Nam (Hàng hóa & Tiền)

Sang Đức rồi mới thấy giá trị của việc gửi quà về Việt Nam. Nhiều lúc muốn tặng gia đình một vài món quà nhỏ từ Đức nhưng mình không muốn gửi theo đường bưu điện.

1) Gửi đồ về Việt Nam

Lý do : đắt và quá lâu lại không đảm bảo. Mình cũng không muốn gửi đồ gì đắt nhưng đã mất tiền mà lâu lại có khả năng mất đồ thì ko đáng. Chuyện gửi đồ rồi về đến Việt Nam qua hải quan bị mất là như cơm bữa, hay nó lưu lạc đâu đó vài tháng mới tới nơi. Tuy nhiên nếu bất đắc dĩ cần quá mình vẫn dùng cách này. Thường là 15 Euro cho 2 kg đồ về Việt Nam. Nếu may mắn thì khoảng 3-4 tuần là gia đình nhận được.

Nếu gửi hàng không, theo đường tiếp viên thì giờ các tiếp viên ko nhận theo cân đâu mà theo số lượng đồ. Như 1 nước hoa thì 5-10 Euro là bình thường mà còn mất phí gửi tới họ trong nước Đức nữa. Cho nên cái này mình ko có theo.

Thế còn gửi theo bưu kiện, đường biển :)) ôi thôi ..cũng ngang bưu điện bình thường. Nếu bạn gửi bưu kiện đồ linh kỉnh hàng hóa lớn thì khả quan hơn.

Nhờ người quen bên Đức nhưng đa số mọi người chỉ nhận cầm tiền cho đỡ nặng chứ mọi người cũng ngại cầm đồ lỉnh kỉnh về VN. Phải ai cực thân quen lắm họ cầm giúp 1 đến 2kg về VN là may lắm.

Mình thì chỉ muốn gửi quà nho nhỏ về cho gia đình ở VN làm quà mà nó ý nghĩa hơn. May mắn là đợt đầu tháng có cậu em học tiếng Đức cùng mình sắp về Việt Nam và em ấy gửi lời cầm giúp cho vài cân đồ cho gia đình. Lúc đó thật là mừng quá đi mất. Vì có người quen cầm đồ cho thật yên tâm mà không phải ai cũng mở lời nhận giúp bạn gửi đồ đâu. Vậy là dù cậu em ấy ở xa chỗ mình sống, mình gửi bưu điện lên chỗ em ở. Khi gia đình nhận được quà là chút mỹ phẩm, súp của Đức rồi hai quyển ảnh : 1 ảnh cưới và 1 ảnh du lịch châu Âu mình tự tay làm thì mừng lắm. Mình cũng vui theo đó thi biết mọi người nhận được quà. Quà nhỏ thôi nhưng tấm lòng là chính.

Cần chuyển đồ giá rẻ an toàn hơn thì vào các hội Sinh viên Việt Nam tại Đức đăng tin, bạn nào sắp về VN còn thừa cân nhận chuyển giúp chứ qua dịch vụ cái nào chả đắt. Nếu qua dịch vụ thì chuyển bưu điện còn hơn.

Việc gửi đồ từ Đức về Việt Nam (Hàng hóa & Tiền) - 0

2) Gửi tiền về Việt Nam

Gửi tiền Việt Nam sẽ mất 3-5% qua dịch vụ tư nhân,hoặc ngân hàng. Đặc biệt sẽ mất tới 10% qua Western Union.

Bạn SV nào đi làm thêm kiếm được nhiều tiền,đã đi làm có lương tốt hay được nhận học bổng (DAAD hoặc của trường), có bà con cô bác sinh sống và làm việc ở Đức muốn gửi tiền về giúp đỡ gia đình hoặc có việc cần gửi tiền về VN mua sắm gì đó. Các bạn không muốn gửi tiền qua dịch vụ vì phải trả tiền phí theo phần trăm, gửi tiền lúc nào cũng được thì mình bày cách là mở Master Card hay Visa Card ở một ngân hàng Đức. Sau đó bạn gửi thẻ ngân hàng đó cho gia đình ở Việt Nam, lúc cần gia đình có thể cầm thẻ ra cây ATM rút tiền. Thường mỗi lần rút được 2-3 triệu tùy cây AMT và chi phí rút tiền là 20 nghìn đến 30 nghìn. Nếu bạn sử dụng Visa Card của ngân hàng DKB (Deutsche Kreditbank AG) thì bạn mỗi lần lưu lại hóa đơn rút tiền, ngân hàng sẽ trả lại bạn phí rút tiền.Tuy nhiên đối với du học sinh thì khó mở tài khoản ở DKB, cái này mở dễ hơn đối với người sinh sống tại Đức và có thu nhập ổn định.

http://www.dkb.de/privatkunden/visa-card/

Để phù hợp với sinh viên VN tại Đức thì nên mở Mastercard của Comdirekt và Gebührenfrei MasterCard , ko có yêu cầu cao lắm. Comdirekt cần Anmeldung 6 tháng. Gebührenfrei chỉ hỏi Anmeldung và Passport thôi.

https://www.gebuhrenfrei.com/Home/

Sử dụng thẻ ngân hàng ở Đức là rất phổ biến và họ có chính sách bảo mật an ninh cao nên các bạn yên tâm. Nếu mất thẻ có thể liên hệ ngân hàng khóa thẻ làm thẻ mới.

Vậy là các bạn đã có cách gửi tiền cho gia đình ở VN mà không phải qua dịch vụ mất tiền rồi. Bạn có thể quản lý tài khoản của mình và chuyển khoản tiền từ tài khoản này qua tài khoản qua Online Banking. Mình đã làm theo cách này vài năm và còn giúp bác ruột mình lúc bác cần gấp chuyển tiền về VN .Ngoài ra từng chuyển tới vài nghìn Euro mà ko sao cả. Vấn đề nằm ở chỗ là ngân hàng bạn ở Đức, thẻ visa ở Vn coi như là du lịch nước ngoài, nên chuyện rút vài nghìn Euro là bình thường. Cách này hay và hữu ích mình mới giới thiệu chứ. Như đi du lịch thì có tiêu và rút đến chục nghìn Euro là chuyện bình thường thôi. Không phải giải trình cho ai hết (miễn là nguồn tiền của chủ tài khoản là trong sạch và có chứng minh thu nhập đầy đủ)

Nếu cần chuyển tiền về VN thì đây là 1 cách tiết kiệm. Mọi người giới thiệu và chia sẻ bài viết này cho các bạn sinh viên VN ở Đức hay cô bác mình ở Đức biết tới cách này nhé. Như vậy không phải qua lại dịch vụ nhờ chuyển tiền tốn kém. Thực ra ở Đức nhưng không phải ai cũng biết tới việc này. Mình cũng mới chia sẻ gần đây cho thêm một vài sinh viên và người thân của mình thôi.

Mình đã post bài viết trên trang của Hội sinh viên Việt Nam tại Đức và nhận được nhiều phản hồi tích cực giúp mình chỉnh sửa nội dung hợp lý hơn.

Phản hồi 1 :(Quách Vũ) Anh cũng có tài khoản DKB và xài thẻ VISA của DKB này từ năm 2007, mỗi lần về VN anh cũng không cầm tiền mặt EURO nhiều mà chủ yếu cầm thẻ Visa của DKB để rút ở VN. Không mất phí rút tiền ở VN, kể cả không mất phí rút ngoại tệ bằng VND. Tuy nhiên theo anh biết thì từ năm 2007 đến 2009 sinh viên nước ngoài mở tài khoản DKB rất dễ, nhưng từ năm 2010 trở đi việc mở tài khoản DKB rất khó khăn và hay bị từ chối nếu người mở không có chứng minh được có việc làm và thu nhập hàng tháng ổn định. Nhiều bạn sinh viên VN sau đó mở DKB đa số đều bị từ chối.

(?) Hay quá, cảm ơn bạn đã chia sẻ.

Tháng 6 này mình đi Đức làm PhD mà cũng đang phân vân mở TK ngân hàng nào. Đang phân vân k biết có nên mở tk VCB ở VN bằng tiền Euro, sau đó mở tk Deutchs Bank ở Đức và online banking về (ủy quyền cho ai đó ở nhà nhận)

Làm như bạn nói thấy rất tiện, nhưng mình phân vân:

1. TK gốc là ơ Đức, và nếu rút ATM ở VN thi có thể rút ở cây của NH nào? NH nào sẽ thanh toán hóa đơn phí rút tiền như bạn nói? (DKB hay NH liên kết?)

2. DKB cũng chính là DB nhưng ở nhánh thẻ tín dụng phải k bạn? (K giống chữ credit). Vậy thì lúc mở tài khoản mình sẽ làm 2 thẻ (1ATM rút tiền ở bên đó, và 1 master rút ở VN?

Mong bạn giải đáp với, cảm ơn bạn

Trả lời hữu ích của bạn Đặng Trọng Kỳ

1. Tài khoản gốc tất nhiên là ở Đức, nên mở comdirect cho dễ và nó cũng miễn phí rút tiền qua thẻ mà chả cần hóa đơn lằng nhằng nào cả. Có thể rút ở bất kỳ máy ATM nào có gắn logo VISA/MASTER. hầu như cây AMT nào cũng có logo này. 2. Lúc mở tài khoản thì sẽ có một tài khoản chính liên kết với thẻ NỘI ĐỊA dùng để thanh toán và rút tiền miễn phí ở Đức. Còn một tài khoản thẻ visa sẽ liên kết với thẻ VISA. Bạn gửi thẻ VISA đó về Việt Nam, khi cần gửi tiền thì đăng nhập online banking và gửi tiền từ tài khoản chính sang tài khoản visa. Và như thế người ở nhà sẽ rút tiền được.

Trả lời của mình:

Phí nuôi Visa free, bạn mở cũng free. Bạn nên gói thẻ cẩn thận lại để bảo mật thông tin và gửi nhờ người thân thiết thẻ Visacard về VN thôi nhé. Cái này quan trọng mà.

(?) Chị ơi thế gửi tiền từ VN sang Đức thế nào ạ?

Gửi tiền từ VN sang Đức em nhờ dịch vụ tư thôi hoặc qua mạng lưới người thân, nếu ai cần gửi tiền về Vn thi liên kết với người muốn gửi tiền qua Đức. Chị hiện đang làm vậy.

Bài viết của mình có nhận được ý kiến phản đối của 1 số người đọc vì họ nghĩ là phạm luật.

Các bạn vui lòng đọc ý kiến của anh Quách Vũ nhé.

Quách Vũ Cách làm trên không hề phạm luật. Chủ tài khoản Bank cũng là chủ thẻ Credit Card kia tự chịu trách nhiệm về mọi giao dịch đối với thẻ của mình, dù là do mình tự thực hiện hay là đưa cho người thân rút ra ở bất cứ nơi đâu. Không có luật nào cấm chủ thẻ không được đưa thẻ cho người khác rút tiền cả, miễn là chủ thẻ tự nguyện đồng ý cho người khác làm vậy và sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm với các giao dịch do người thân làm với thẻ đó. Còn khái niệm rửa tiền qua hình thức này không có tồn tại ở đây. Chủ thẻ phải tự chịu trách nhiệm với các nguồn tiền thu nhập đi vô tài khoản Bank của mình tại Đức đối với chính phủ Đức, còn người rút tiền bằng thẻ ở VN là họ rút tiền từ tiền trong tài khoản Bank bên Đức của chủ thẻ đó, chứ không phải là tiền mặt không rõ xuất xứ chạy từ đâu đó trong nước Đức về thẳng cái máy ATM ở Việt Nam mà phát sinh hình thức rửa tiền.

Nguồn: nganchu.de


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000