Người đeo kính thông minh hơn, ít bị một số bệnh hơn và sống lâu hơn

Người đeo kính thông minh hơn, ít bị một số bệnh hơn và sống lâu hơn

Đây là một trong những 'sự thật' là những thanh niên đeo kính luôn tự hào: rằng những người cứ đeo kính vào là sẽ tự khắc thông minh hơn người không đeo kính.

0 1 Nguoi Deo Kinh Thong Minh Hon It Bi Mot So Benh Hon Va Song Lau Hon

Đây là từ di truyền học mà ra nhé, không phải tự đeo kính vào là thông minh lên đâu.

Đây là một trong những "sự thật" là những thanh niên đeo kính luôn tự hào: rằng những người cứ đeo kính vào là sẽ tự khắc thông minh hơn người không đeo kính. Dường như kính có sức mạnh cộng chỉ số thông minh vậy, nhưng hóa ra, điều này lại là thật.

Có một nghiên cứu rất lớn, thực tế là lớn nhất cho tới thời điểm hiện tại, về những dấu hiệu gen của việc thuộng minh chỉ r rằng có một cầu nối giữa việc đeo kính (kể cả kính áp tròng) và chức năng nhận thức của não bộ. Những người thông minh sẽ nhận thức tốt hơn khoảng 30% thường là những người đeo kính.

"Nghiên cứu này, nghiên cứu đồ sộ nhất về chức năng nhận thức, đã xác định được ra những điểm khác biệt trong gen sẽ cho ta một kĩ năng suy nghĩ vượt trội hơn", nhà thống kê di truyền học Gail Davies từ Đại học Edinburgh nói.

"Khám phá mới về hiệu ứng của việc di truyền lên sức khỏe nói chung và lên cấu trúc bộ não cho ta một cơ sở để khám phá những cơ chế mới, những cơ chế bị ảnh hưởng trực tiếp từ kĩ năng suy nghĩ của ta trong suốt một đời người".

Xưa kia, người ta cho rằng đọc nhiều, mà đọc nhiều thì mắt yếu đi, mắt yếu thì sẽ phải đeo kính, nhưng được cái đọc nhiều sẽ đồng nghĩa với học nhiều mà học nhiều thì sẽ giỏi hơn. Bắc vài cái cầu, ta có kết luật là đeo kính sẽ thông minh hơn. Nhưng nghiên cứu mới chỉ ra rằng mọi thứ không đơn giản thế.

Bà Davies và đội ngũ nghiên cứu của mình xem xét kĩ thông tin gen của hơn 300.000 cá nhân tham gia nghiên cứu trên. Họ cung cấp mẫu gen để phân tích, trả lời câu hỏi và thực hiện một số bài thử để kiểm tra xem khả năng nhận thức của họ tới đâu.

Khi đối chiếu với kết quả phân tích gen, thì các nhà nghiên cứu phát hiện ra 148 vùng gen có liên kết với khả năng nhận thức chung, trong đó bao gồm 48 vùng gen từ trước tới giờ chưa từng được cho rằng có liên kết với sự thông minh.

Họ còn phát hiện thêm 42 locus gen có liên hệ với phản ứng nhanh, trong đó có 40 locus chưa từng được khoa học khám phá ra.

 

Cũng trong nghiên cứu này, những người tham gia đều có tổ tiên là người Châu Âu, khoảng tuổi nằm giữa 16 và 102 và trong số đó, những người có kết quả thử nghiệm là thông minh hơn sẽ có tỉ lệ 28% có thể có khả năng cần tới kính hoặc kính áp tròng, tỉ lệ có thể bị cận thị lên tới 32%.

Dữ liệu nghiên cứu còn chỉ ra mối liên kết với một vài khía cạnh sức khỏe khác nữa. Người thông minh ngoài việc dễ phải đeo kính hơn, họ sẽ ít bị huyết áp cao hơn, tỉ lệ trụy tim thấp hơn, ít bị viêm họng hơn, ít ung thư phổi và ít bị viêm khớp xương hơn.

Họ cũng sẽ ít bị bệnh liên quan tới chứng trầm cảm hơn khoảng 30%, và có tỉ lệ 17% sống được lâu hơn.

Có một giới hạn trong nghiên cứu này, đó là những người tham gia thử nghiệm đều có gốc Châu Âu, đồng nghĩa với việc ta không thể áp đặt kết quả nghiên cứu này lên những người khác.

Tuy nhiên, quy mô lớn của nghiên cứu này đã cho ta một lượng thông tin khổng lồ, dựa vào đó, các nhà khoa học có thể phân tích rộng ra hơn nữa, tìm ra được nguồn gốc thứ gì đã khiến con người thông minh hơn.

"Chưa đầy một thập kỉ trước, chúng tôi đi tìm thứ gen làm cho người ta thông minh hơn, với số tình nguyện viên tham gia là 3.000 người, chúng tôi đã chẳng tìm thấy gifcar", nhà nghiên cứu Ian Deary nói.

"Giờ đây, với số người tham gia gấp 100 lần và gần 200 nhà khoa học cùng nhau nghiên cứu, chúng tôi tìm ra được gần 150 vùng gen có liên quan tới việc một người có thông minh hay không".

Nghiên cứu trên đã được đăng tải tại tạp chí Nature.


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000