Du học Đức: Lao động và kiếm việc làm

Du học Đức: Lao động và kiếm việc làm1. Đối với Sinh viên Đại học: Theo Luật Lao động và Luật Ngoại kiều Đức hiện hành, Sinh viên Việt Nam muốn lao động hay làm thêm kiếm tiền phải được Sở Lao động địa phương cho phép và Sở Ngoại kiều đồng ý. Giấy phép Lao động (Arbeitserlaubnis) đó phải được cấp trước khi bắt đầu lao động.

Ngoại lệ:

- Nếu đã là Sinh viên chính thức tại một Trường Đại học tại Đức (ordentlicher Student, eingeschriebener Student), thì được miễn Giấy phép Lao động khi làm việc phụ trong 90 ngày hay 180 "nửa ngày" trong năm ("nửa ngày" được định nghĩa tối đa 4 tiếng đồng hồ một ngày). Không phân biệt ngày thường, ngày lễ, nghỉ hè v. v. Nhưng nếu làm việc hơn 20 tiếng một tuần, thì tuần đó được tính là 7 ngày làm việc.

- Nếu làm việc trong Đại học thì thời gian đó không được tính vào khoản 90 ngày/180 nửa ngày nhưng phải được Sở Lao động và Sở Ngoại kiều địa phương đồng ý.

- Thực tập: Nếu kỳ Thực tập được quy định trong chương trình học thì không cần Giấy phép Lao động và khoản 90 ngày/180 nửa ngày không bị ảnh hưởng, kể cả khi Thực tập sinh được trả lương.

Nếu kỳ Thực tập không được quy định trong chương trình học thì hoặc cần Giấy phép Lao động hoặc thời gian đó được tính vào khoản 90 ngày/180 nửa ngày.

2. Đối với Sinh viên Dự bị Đại học: Sinh viên theo học Dự bị Đại học (Studienkolleg) chỉ được phép lao động trong kỳ nghỉ hè và kỳ nghỉ đông và cần có Giấy phép Lao động của Sở Lao động địa phương và sự đồng ý của Sở Ngoại kiều.

3. Đối với Sinh viên học Khóa tiếng Đức: Sinh viên theo học Khóa tiếng Đức không được được phép lao động.

4. Mức lương: Đức là một trong những ít nước phát triển không có mức lương tối thiểu, nên Sinh viên làm thêm có thể sẽ nhận các khoản tiền rất khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ và trình độ yêu cầu của công việc mà tiền công cho một giờ có thể dao động từ 4 EUR đến 20 EUR và hơn.

Bạn cũng nên biết rằng các Sinh viên Đức cũng rất muốn/cần kiếm thêm tiền để trả chi phí hàng ngày hay để tích lũy và hiện ở Đức có khoảng 4 triệu người thất nghiệp. Bạn đừng quá kỳ vọng vào khả năng tự trang trải các chi phí phát sinh tại Đức mà bỏ bê nhiệm vụ chính của Bạn: học tập.

Theo DAAD


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC