Các cấp đọ tiếng Đức

Cũng như các thứ tiếng khác, tiếng Đức cũng được phân chia thành các cấp độ từ dễ đến khó bao gồm:

A1: Tiếng Đức vỡ lòng

Cấp độ này là yêu cầu bắt buộc đối với những ai muốn sang Đức với mục đích kết hôn, định cư hoặc du lịch dài hạn tại Đức.

A2: Tiếng Đức sơ cấp

Đây là cấp độ cần đạt được của các du học sinh du học Đức. Cấp độ này được kiểm chứng thông qua bài thi APS. Đây là một trong những điều kiện để hoàn thiện hồ sơ xét duyệt du học.

B1: Tiếng Đức trung cấp 1

Đây là cấp độ chuyển tiếp giữa sơ cấp và trung cấp. Nếu có chứng chỉ này thì du học sinh có đủ điều kiện về ngoại ngữ để tham gia học dự bị tại các trường đại học của Đức.

B2: Tiếng Đức trung cấp 2

Cấp độ này là trình độ sử dụng tiếng Đức khá thành thạo và linh hoạt, rèn luyện các kỹ năng để tham gia kỳ thi TestDaF hoặc DHS.

Ngoài ra, còn 2 cấp độ nữa trong tiếng Đức là C1 và C2 tương ứng với trình độ cao cấp 1 và cao cấp 2. Người có trình độ này là người có khả năng tiếng Đức nâng cao, cả 4 kỹ năng nghe nói đọc viết đều thành thạo và sử dụng một cách tự nhiên. Hai cấp độ này phục vụ cho các đối tượng học tiếng Đức để theo học các chuyên ngành về xã hội và kinh tế.

Tiếng Đức vỡ lòng là cấp độ đầu tiên, cơ bản nhất mà bất cứ người học tiếng Đức nào cũng không thể bỏ qua. Đây là những kiến thức căn bản, nền tảng và quan trọng nhất để có thể chinh phục các cấp độ cao hơn của tiếng Đức.

Nội dung bài học trong cấp độ này bao gồm làm quen với bảng chữ cái tiếng Đức, cách viết và cách phát âm; các từ vựng xoay quanh một số chủ đề gần gũi như gia đình, trường học, sở thích… và người học sẽ được cung cấp các cấu trúc ngữ pháp cơ bản của một số câu giao tiếng cơ bản trong tiếng Đức.

Dưới đây, chúng tôi xin cung cấp một số chủ đề cơ bản trong tiếng Đức vỡ lòng :

Các cấp đọ tiếng Đức - 0

1. Chào hỏi xã giao

  • Guten Tag! Wie geht es Ihnen! – Xin chào! Ông (bà) có khoẻ không?
  • Dankees geht mir gut. Und Ihnen? – Cám ơn, tôi khỏe. Thế còn ông (bà)?
  • Dankemir auch. Wie ist mit Ihrer Arbeit? – Cám ơn, tôi cũng khỏe. Công việc của ông (bà) thế nào?
  • Es läuft. Und bei Ihnen?  – Trôi chảy cả. Thế còn chỗ ông (bà)?
  • Es geht – Cũng tạm được

2. Xin phép – xin lỗi 

  • Bitte – Làm ơn! Xin vui lòng
  • Sie erlauben bitte! – Xin ông cho phép.
  • Gestatten Sie bitte. – Xin ông cho phép
  • Darf ich? – Tôi có được phép?
  • Werzeihung! – Xin lỗI!
  • Verzeihen Sie mir bitte! – Xin ngài thứ  lỗI cho tôi!
  • Entschuldigung! – Xin lỗi
  • Ich entschuldige mich! – Tôi xin lỗI!
  • Ich entschuldige mich bei Ihnen für meine verspätung. – Xin lỗI các ngài về sự chậm trễ của tôi.
  • Ich bitte um Verzeihung – Tôi xin được thứ lỗI
  • Es tut mir leid – Tôi lấy làm tiếc
  • Das macht doch  nichts – Không sao cả
  • Schon gut! – Được rồI!
  • Vergiß das! – Quên chuyện đó đi
  • Kein Problem! – Không sao!
  • Es ist nicht passiert – Không có chuyện gì

3. Hội thoại về nghề nghiệp

  • Ich bin Lehrerin – Tôi là giáo viên
  • Und Sie? Was sind Sie von Beruf? – Còn anh. Anh làm nghề gì để sống?
  • Ich bin ArztinIch arbeite im Krankenhaus. – Tôi là bác sĩ. Tôi làm việc ở bệnh viện.
  • Ich bin Ingenieur bei einer Berliner Firma. – Tôi là kỹ sư cho công ty Berlin.
  • Und du? Bist du Student? – Còn anh? Anh là sinh viên phải không?
  • Jaich bin Student. – Vâng, tôi là sinh viên.
  • Ich studiere an der Universitat in Berlin. – Tôi đang học ở trường đại học Berlin.

© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000