Du học thạc sỹ tại Đức: những điều cần biết

Du học Đức ngày càng trở nên hấp dẫn bởi không chỉ với các bạn sinh viên mà còn với cả với các cử nhân muốn học lên thạc sỹ.

Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các điều kiện và thủ tục du học thạc sỹ ở Đức.

1. Điều kiện du học thạc sĩ ở Đức

Du học thạc sỹ tại Đức: những điều cần biết - 0

- Đầu tiên, bạn phải tốt nghiệp một trường đại học ở Việt Nam chuyên ngành phù hợp: nếu bạn đã tốt nghiệp đại học và có luận văn thì bạn sẽ được chọn ngành bất kì mà mình thích. Còn nếu tốt nghiệp đại học mà không có luận văn thì bạn chỉ được học đại học đúng nhóm ngành đã học tại Việt Nam.

- Tốt nghiệp hệ đại học với số tín chỉ tối thiểu là 180 hoặc 210 tùy theo yêu cầu của khóa học mà bạn chọn. (Cách tính tín chỉ giữa các trường Đại học ở Đức và Việt Nam là khác nhau. Thông thường, ở Đức họ sẽ tự chuyển đối số tín chỉ ở Việt Nam sang của Đức khi xem xét hồ sơ của bạn. Nhưng nếu bạn có thể xin được giấy chuyển đổi sang số tín chỉ tương ứng ở Đức từ trường Đại học Việt Nam của bạn luôn thì sẽ tốt hơn.)

- Điểm GPA tốt nghiệp đại học: Đa số Master yêu cầu ĐH có làm luận văn tốt nghiệp và điểm 7.5 trở lên.

- Với các chương trình học bằng tiếng anh: bạn cần có Ielts 6.5 trở lên còn với các chương trình học bằng tiếng Đức: bạn cần có chứng chỉ tiếng đức B1 trở lên

- Có GMAT đối với một số khóa học ngành quản trị và GRE đối với một số khóa học ngành kinh tế

- Kinh nghiệm làm việc đối với một số khóa học ngành quản trị

- Chứng chỉ APS – Đây là một kì thi để thẩm tra xem liệu sinh viên xin đi du học đó có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học tại các trường Đại học của Đức hay không. Đồng thời, để thẩm tra về các chứng chỉ học tập mà sinh viên đó đã đạt được.

- Ngoài ra, mỗi khóa học sẽ có thêm những yêu cầu phụ khác nhau. Cụ thể, một số khóa học Thạc sĩ yêu cầu phỏng vấn sau khi nộp đầy đủ hồ sơ. Một số khóa học có thể yêu cầu gửi thêm Bachelor Thesis hoặc Sample writing cho họ. Vì vậy, để biết rõ hơn về các yêu cầu phụ này, bạn nên tham khảo trực tiếp tại các chương trình học dành cho diện du học Thạc sĩ Đức trên website trường và thường xuyên cập nhật để chuẩn bị đầy đủ những gì cần cho việc xét tuyển.

Du học thạc sỹ tại Đức: những điều cần biết - 1

>>>Du học Đức: Vượt qua nỗi lo APS

2. Lịch trình chung tại các trường Đại học Đức

Ở Đức, một số khóa học sẽ có lịch học chỉ bắt đầu vào mùa hè. Hoặc có một số khóa cũng chỉ bắt đầu vào mùa đông. Và cũng có những khóa học có lịch học bắt đầu ở cả 2 kì trong năm. Nhưng thông thường, mùa đông sẽ có nhiều khóa hơn vào mùa hè. Do đó, bạn sẽ có nhiều lựa chọn chương trình du học Thạc sĩ Đức vào mùa đông hơn.

Đối với kì học bắt đầu vào mùa hè

– Thời gian đăng kí thi APS là vào tháng 5. Kì thi sẽ bắt đầu vào tháng 11 và sẽ có kết quả ngay trong 1 – 2 tuần sau.

– Hạn nộp hồ sơ thường là từ tháng 10 đến tháng 1 tùy vào từng trường. Phần lớn các trường sẽ có hạn là vào ngày 30/12 hoặc ngày 15/1 năm sau. Dù vậy, cũng có những chương trình học sẽ có hạn vào ngày 15/10. Nếu bạn chưa thi lấy chứng chỉ APS và phải đợi đến lượt thi vào tháng 11 và chờ kết quả thì sẽ có một số khóa học đã bị quá hạn nộp. Thế nên bạn nhớ lưu ý đến hạn đăng kí của các trường để sắp xếp hợp lý nhé.

– Sau khi nộp hồ sơ đăng kí nhập học, kết quả sẽ được trả về sau 2 – 4 tuần sau.

– Kì học sẽ bắt đầu vào tháng 4.

– Bạn nên mở các tài khoản ngân hàng, làm thẻ visa và đặt vé máy bay vào tháng 2 hoặc tháng 3.

Đối với kì học bắt đầu vào mùa đông

– Thời hạn đăng kí thi APS sẽ là vào tháng 2 và kì thì sẽ bắt đầu vào tháng 5.

– Hạn nộp hồ sơ đăng kí nhập học là vào tháng 3 đến tháng 7.

– Sau khi nộp hồ sơ đăng kí nhập học, bạn sẽ nhận được kết quả trả về sau 2 – 4 tuần.

– Kì học sẽ bắt đầu vào thagns 10.

– Bạn nên mở các tài khoản ngân hàng, làm thẻ visa và đặt vé máy bay vào tháng 8 hoặc tháng 9.

3. Tìm khóa học

Nếu bạn chưa xác định được khóa học cho chương trình du học Thạc sĩ Đức thì bạn có thể tìm hiểu trên website của DAAD – đây là một hệ thống website lớn nà các sinh viên quốc tế thường vào đây để tìm kiếm các khóa học, chương trình đào tạo quốc tế. Trang web này sẽ giúp bạn tìm kiếm được các chương trình học quốc tế với nhiều cấp bậc và cấp độ khác nhau dựa theo hệ thống giáo dục của nước Đức. Bạn cũng có thể tìm được cho mình những chương trình du học Thạc sĩ Đức bằng tiếng Anh nữa đấy.

Du học thạc sỹ tại Đức: những điều cần biết - 2

>>>Du học Đức 2017: Chọn trường và ngành học thế nào?

Bên cạnh đó, sau khi bạn đã tìm hiểu thông tin trên DAAD, bạn cũng nên lên trang web của trường đó để kiểm tra lại các thông tin về chương trình học cũng như cách thức đăng kí để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chính xác các điều kiện và yêu cầu của trường.

Trong trường hợp có những thông tin chưa rõ liên quan đến các khóa học, bạn có thể viết email để hỏi trực tiếp trường. Bộ phận bên Đức thường hồi âm mail rất nhanh và rất tận tình.

4. Làm hồ sơ

Phần lớn các trường bên Đức sẽ không nhận hồ sơ trực tiếp mà sẽ thông qua Uni-assist – là một tổ chức trung gian giữ nhiệm vụ xét duyệt các hồ sơ của thí sinh và hồ sơ nào đạt thì mới chuyển tiếp sang để các trường duyệt.

Thế nên, các hồ sơ bạn gửi cho Uniassist phải rất đầy đủ, không được xót bất cứ loại giấy tờ nào. (Để biết các loại giấy tờ cần gửi, bạn cần tham khảo trực tiếp tại chương trình học mà bạn chọn.)

Ngoài ra, có một số giấy tờ không được yêu cầu gửi nhưng bạn cũng nên gửi đi là giấy báo đậu kì thi đại học (bản dịch có công chứng), giấy chứng nhận có kinh nghiệm làm việc, giấy giải thích về hệ tín chỉ tại Việt Nam,…

Một số loại giấy tờ bạn cần phải cẩn thận đầu tư nhiều công sức là CV, Thư giới thiệu (Letter of recommendation), Thư xin học (Motivation letter), Bảng điểm và APS. Đối với những giấy tờ còn lại bạn chỉ cần dịch có công chứng cẩn thận là được.

Du học thạc sỹ tại Đức: những điều cần biết - 3

Hồ sơ khi gửi đi đến Uniassit, bạn chỉ cần gửi mỗi loại một bản và gửi qua cả đường bưu điện lẫn đường online. Với đường bưu điện, bạn nên vào trang uniassist.de để biết thêm thông tin cách thức thực hiện.

Sau khi Uniassist đã nhận được hồ sơ của bạn qua đường bưu điện, họ sẽ gửi email xác nhận hồ sơ bạn gửi đã đủ hay chưa và cần bổ sung những gì. Trong trường hợp thiếu xót, bạn cần bổ sung càng sớm càng tốt trước deadline nếu không sẽ không được công nhận.

Tiếp đến, các thông báo của trường sẽ gửi đến để xác nhận hồ sơ của bạn rồi đến kết quả xét duyệt. Lúc này, bạn đã có thể quyết định tiếp nên học ngành nào ở trường nào được rồi đấy.

Nếu bạn đợi quá lâu mà vẫn chưa có hồi âm thì hãy email hỏi thăm nhé. Vì kết quả trường gửi qua bưu điện Việt Nam có thể bị thất lạc.

Sau khi đã nhận giấy báo nhập học rồi, bạn có thể bắt tay vào việc mở các tài khoản ngân hàng, xin visa và mua vé máy bay là có thể xách balo lên và đi được rồi đấy. Tuy nhiên, lúc xin visa bạn cũng có thể bị đánh rớt như thường đấy nhé nên đừng chủ quan mà hãy chú ý chuẩn bị hồ sơ xin visa kỹ lưỡng là ổn.

Nguồn: Megastudy.edu.vn


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000