Du học Đức và việc cần làm khi bước chân đến Đức

Du học Đức và việc cần làm khi bước chân đến Đức

Trong những tuần đầu tiên ở Đức bạn có nhiều việc để làm: đầu tiên bạn phải thông báo nơi cư trú mới của bạn và làm chuyển đổi visa sang giấy phép cư trú. Ngoài ra phải mua bảo hiểm y tế và bạn không được phép quên hạn chót ghi danh vào trường đại học.

6036 Content Thanh Pho Munich 1

Nhiều hiệp hội sinh viên sẽ hỗ trợ bạn trong thời gian đầu ở Đức:

Tại nhiều thành phố có trường đại học, hiệp hội sinh viên sẽ xúc tiến một dịch vụ gọi là „người mới đến“, giúp bạn nhẹ nhàng hơn trong việc định hướng ở Đức, bao gồm dịch vụ đưa đón từ nhà ga hoặc sân bay, một số địa chỉ giao dịch trung tâm và các điểm thông tin, tư vấn riêng và gia sư, hỗ trợ nạn giấy tờ quan liêu. Văn phòng quốc tế của các trường đại học đôi khi cũng hỗ trợ bạn như vậy.

Nhiều ký túc xá có cả gia sư sẵn sàng giúp đỡ sinh viên nước ngoài. Nhiều hiệp hội sinh viên cung cấp cả gói dịch vụ gồm bảo hiểm y tế và ăn uống, thường bao gồm cả dịch vụ vui chơi giải trí và tư vấn, điều này sẽ giảm tải khó khăn bước đầu vào trường đại học.

Không được phép quên: ghi danh vào trường đại học – ghi danh

Việc ghi danh hay còn gọi là đăng ký nhập học tại một trường đại học sẽ diễn ra sau khi bạn đến nơi học đó. Bạn phải đến đúng thời gian bắt đầu học kỳ tại Đức: sau ngày hết hạn ghi danh bạn sẽ không thể đăng ký nhập học được nữa.

Bạn hãy tìm hiểu chính xác về thời hạn ghi danh. Bạn phân loại từng trường một, và hãy hỏi những giấy tờ nào cần cho việc đăng ký nhập học.

Phần lớn thường là những loại giấy tờ sau:

Chứng minh có thẻ bảo hiểm y tế được công nhận tại Đức

Giấy gọi nhập học

Biên lai nộp lệ phí học kỳ

Ảnh hộ chiếu

Hộ chiếu và visa/ xác nhận nơi cư trú

Giấy chứng nhận bản gốc

Sau khi ghi danh bạn sẽ nhận được giấy xác nhận ghi danh và thẻ sinh viên. Với thẻ sinh viên này bạn sẽ được giảm giá xem phim, thể thao, đặt mua báo dài hạn và những cái khác tương tự.

Bạn phải thông báo nơi cư trú

Du học sinh phải đăng ký cư trú tại sở đăng ký tạm trú giống như công dân Đức.

Nếu bạn thuê một căn hộ, một phòng trong ký túc xá hay sống chung trong một căn hộ thì trong vòng một tuần bạn phải thông báo với sở đăng ký tạm trú, với bất kỳ lần chuyển nhà nào cũng vậy.

Bạn nên luôn mang theo bản copy giấy chứng nhận đăng ký tạm trú. Nó có giá trị như một giấy tờ đăng ký cư trú và bạn có thể cần, ví dụ để mở tài khoản hay làm thẻ thư viện.

Để làm thủ tục thông báo bạn cần hộ chiếu hoặc chứng minh thư. Tốt nhất là bạn mang theo hợp đồng thuê nhà tới sở đăng ký tạm trú, vì bạn sẽ phải cung cấp thông tin chủ nhà.

Xin giấy phép cư trú

Nhiều sinh viên nước ngoài phải đệ đơn xin giấy phép cư trú dài hạn tại Đức. Điều này là đúng nếu bạn có visa nhập cảnh vào Đức

Với những người có thị thực, cần chú ý trong mọi trường hợp phải có giấy phép cư trú nếu định cư trú dài hạn. Ngay cả sinh viên đến từ các nước khác cũng phải đệ đơn. Sở ngoại kiều là nơi chịu trách nhiệm về điều đó.

Sinh viên đến từ các nước trong khối EU, trong vùng kinh tế chung EU và từ Thụy Sỹ thì không cần giấy phép cư trú này. Tuy nhiên họ phải chứng minh được rằng họ có thẻ bảo hiểm y tế và tự trang trải phí học hành.

Để có được giấy phép này bạn cần phải có giấy chứng nhận đăng ký học tại một trường đại học, thông báo tại sở tạm trú, chứng minh tài chính và bảo hiểm y tế hợp lệ. Giấy phép cư trú cũng giống như visa. Với sinh viên quốc tế, giấy phép cư trú còn được đề cập đến để xin học cho một khóa học tiếng hay học đại học. Mục đích cư trú xác định trong khuôn khổ nào bạn được phép làm thêm. Sinh viên đang trong thời gian chuẩn bị cho khóa học tiếng hay học dự bị chỉ được phép làm thêm trong kỳ nghỉ.

Giấy phép cư trú cho mục đích học tập sẽ được cấp hai năm một lần nhưng phải được ra hạn trước khi hết hạn cư trú. Việc gia hạn này phụ thuộc vào quá trình theo quy định của việc học, có nghĩa là bạn phải tham gia thi cử và có chứng chỉ. Điều này sẽ kiểm chứng rằng liệu bạn có thể kết thúc việc học trong thời gian hợp lý hay không.

Bảo hiểm y tế

Những ai muốn học tập ở Đức phải có bảo hiểm y tế. Nếu không có thẻ bảo hiểm y tế bạn sẽ không thể đăng ký học được. Vì thế bạn nên nhanh chóng đăng ký mua thẻ bảo hiểm y tế sau khi đến Đức.

Bạn sẽ có nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho đến năm 30 tuổi hay đến học kỳ thứ 14 và nếu bạn không có bảo hiểm, trường hợp xấu nhất bạn có thể bị rút hồ sơ ra khỏi trường.

Nhiều hiệp hội sinh viên giới thiệu các gói dịch vụ cho sinh viên quốc tế, bên cạnh dịch vụ về nơi ăn chốn ở bạn cũng có thể đăng ký mua bảo hiểm.

Lựa chọn các gói bảo hiểm y tế

Ở Đức có hai hình thức bảo hiểm: bảo hiểm công và bảo hiểm tư. Theo quy định bạn sẽ được bảo hiểm đến năm 30 tuổi hay đến học kỳ thứ 14. Chỉ một vài trường hợp bạn có thể mua bảo hiểm tư. Nhưng xin lưu ý rằng nếu bạn đã mua bảo hiểm tư rồi bạn không thể chuyển đổi sang quỹ bảo hiểm công được nữa. Phần lớn mọi người đều mua bảo hiểm công vì nó có giá cả hợp lý – trừ khi bạn được bảo hiểm tư thông qua bố mẹ bạn.

Các loại bảo hiểm nước ngoài được công nhận tại Đức

Một số nước trong đó có các nước thành viên đến từ EU và khu vực kinh tế chung EU đã có thỏa hiệp về bảo hiểm xã hội: nếu bạn có bảo hiểm công trên đất nước bạn, quỹ bảo hiểm tại Đức có thể sẽ công nhận loại bảo hiểm này. Tuy nhiên bạn hãy tìm hiển rõ xem bạn cần phải có giấy tờ gì để thỏa mãn điều kiện trên.

Bảo hiểm của bạn có thể sẽ không thanh toán tất cả các chi phí tại Đức. Bạn hãy tìm hiểu kỹ trước khi sang Đức xem những lợi ích nào bạn được phép yêu cầu ở Đức. Nếu bạn không mua bảo hiểm trên đất nước bạn, khi sang Đức bạn chắc chắn phải mua giống như tất cả sinh viên khác.

Kể cả bảo hiểm tư nhân của nước khác cũng có thể được công nhận ở Đức trong một số trường hợp nhất định. Bạn nên tìm hiểu chính xác loại bảo hiểm của bạn.

Trường hợp bảo hiểm tư nhân bạn mua được công nhận, bạn cũng cần giấy chứng nhận để đăng ký học,  theo đó bạn sẽ được miễn nghĩa vụ phải mua bảo hiểm công. Nhưng xin lưu ý bạn không thể chuyển đổi sang quỹ bảo hiểm công được nữa ngay cả khi quá trình học tập kéo dài.

Theo: duhocduc.edu.vn


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000