Học nghề tại Đức là thế nào?

Học nghề tại Đức là thế nào?

Du học Đức (tại các trường đại học) hoàn toàn khác với Học nghề tại Đức.

Mình học đại học nên các thông tin chủ yếu viết cho các bạn sinh viên sang Đức theo diện học đại học. Các bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về Học Nghề. Mình muốn chia sẻ những điều mình biết về chuyện Học Nghề thôi.

1 1 Hoc Nghe Tai Duc La The Nao

1. Ai mới được học nghề ở Đức ?

– Ở Đức số lượng người Đức Học nghề (Ausbildung) rất nhiều. Đó là người Đức bản xứ, người nước ngoài ở Đức hợp pháp ( định cư theo diện đoàn tụ gia đình, kết hôn với người Đức) Chưa kể lượng người trong khối liên minh châu Âu, gần đây nhất là lượng người tị nạn vào nước Đức (riêng trong năm nay gần 1 triệu người mới vào). Chính vì vậy việc học nghề cho người nước ngoài rất hạn chế.

-Nhiều người lựa chọn học nghề vì nhiều lý do. Nhưng hơn cả là việc vừa làm vừa học rất thực tế. Trong thời gian học nghề thương sinh viên được hỗ trợ mức lương cơ bản. Sau khi học nghề bạn có thể học lên bậc đại học để có thể có mức lương cao hơn hoặc phấn đấu lên làm quản lý chẳng hạn. Đối với vị trí quản lý (Manager) thì thường phải có bằng đại học.

-Không phải ai học nghề xong cũng được nhận vào công ty làm trong thời gian học nghề. Điều này phụ thuộc vào hợp đồng bạn ký với công ty và có khi cả năng lực của bạn. Có những công ty chỉ tuyển dụng một số lượng thực tập viên với điểm số cao và có năng lực.

2. Sinh viên nước ngoài có được học nghề?

*Sinh viên nước ngoài hiện được học đại học tại Đức thôi. Chuyện chuyển đổi từ Visa du học sang Học nghề là rất khó khăn. Chính vì vậy:

– Các chương trình hợp tác đào tạo giữa 2 chính phủ Đức-Việt Nam với 1 số ngành hạn chế, những ngành mà nước Đức đang cần và thiếu nhân lực, đặc biệt hiện nay là ngành điều dưỡng.

-Các công ty du học cũng phải trải qua sự kiểm tra gắt gao mới được phép tuyển sinh viên đi học ngành này. Với sinh viên không đạt năng lực tiếng Đức không thể nào đi học nghề tại Đức.

3. Điều kiện học nghề ở Đức:

-Trước đây có nhiều công ty tuyển sinh ồ ạt, kể cả chỉ có bằng A1 cũng sang được Đức nên đại sứ quán đang làm rất gắt gao.

-Hiện nay đại sứ quán Đức yêu cầu bằng B1 thì mới được nộp hồ sơ xin Visa đi học nghề. Tương lai có thể tăng lên B2. Để được phép học nghề chính thức, bằng tiếng Đức B2 là rất quan trọng. Kể cả bạn sang Đức mà không thi nổi B2 làm sao vào học nghề được. Kể cả có B2, việc học nghề cũng không phải chuyện đơn giản. Bạn còn phải học tiếng Đức lên rất nhiều, đến C1 để có cơ hội trụ với nghề.

4. Làm thế nào để xin học nghề tại Đức?

– Bạn hoàn toàn có thể tự xin học nghề tại Đức, mình biết có những bạn đã xin thành công dựa vào nguồn thông tin của gia đình, người thân, và năng lực bản thân. Ví dụ: Mình có một người bạn từ hơn 2 năm trước đã xin học nghề tại Việt Nam thành công với Nghề cơ khí- chế tạo máy, và bạn ấy hiện đang học tại Dresden. Trường hợp này là công ty nghề sang Việt Nam tuyển. Họ tổ chức thi và cả phỏng vấn ngay tại viện Geothe Hà Nội. Nhưng chỉ có 2 người được tuyển với số lượng gần 30 người tham gia thi tuyển.

-Nếu bạn không có khả năng tự xin học nghề, chuyện bạn qua trung tâm tư vấn là đương nhiên rồi. Họ là cầu nối giúp bạn đến với đơn vị tuyển dụng.

5. Mục đích thực sự của bạn với con đường Học nghề là gì?

Mình đặt câu hỏi này, vì mình biết có nhiều bạn coi chuyện học nghề chỉ là con đường sang Đức hợp pháp rồi sau đó tìm cách ở lại dù không muốn học và tâm huyết với nghề. Ví dụ như nghề điều dưỡng không phải ai cũng học và làm được. Nếu là sinh viên trung cấp, cao đẳng hoặc điều dưỡng viên đã từng theo học và làm nghề này thì họ thường gắn bó với nghề hơn.

Có bạn sang Đức học nghề kể cho mình, các bạn trung tâm em bỏ học ra ngoài ( sống bất hợp pháp nhiều) hoặc là tìm mọi cách ở lại Đức có thể bằng con đường kết hôn giả.

Những trung tâm uy tín giờ họ sẽ tuyển học viên gắt gao, chỉ tuyển những người có ý định học nghề thực sự mới tuyển để tránh điều tiếng cho công ty.

Mình hoàn toàn hoan nghênh các bạn có ý định học nghề tại Đức. Mình khẳng định học nghề vất vả không kém gì học đại học. Bạn vừa phải đi làm, cũng phải đến trường học nghề. Bạn cũng phải trải qua nhiều kỳ thi không hề đơn giản.

Mình hiện định cư tại Đức, hồi có bằng B2 tiếng Đức cũng phân vân với việc học nghề. Nhưng khi được trường đại học nhận mình quyết đinh học đại học. Có thể mai này học xong mình sẽ học nghề nếu thấy thích nghề nhất định như Truyền thông, báo chí hoặc biên dịch viên tiếng Anh-Đức.

Mỗi người có lựa chọn khác nhau, hãy tôn trọng quyết định của người khác và chính bản thân mình.

Nếu bạn đủ điều kiện du học Đức, hãy đi du học Đức để cho đỡ tốn kém đã. Sang Đức bạn có thể tham khảo việc học nghề thực tế ở các công ty và đưa ra lựa chọn. Mình biết vẫn có thể chuyển đổi từ Visa du hoc Đức sang Visa học nghề. Dù nhiều bạn nói không được nhưng thực tế có những bạn đã làm thành công rồi.

Theo nganchu


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000