Bằng Bachelor tại Đức: Một tấm bằng không rõ ràng!

Bằng Bachelor tại Đức: Một tấm bằng không rõ ràng!Với bằng Bachelor trên tay thật sự là bất ngờ cho bạn: Những ai có tấm bằng này trên tay thì có thể có nhiều mong muốn cùng một lúc, nhưng chẳng ai biết rằng đằng sau cái bằng đó là cái gì. Nhiều hy vọng và trợ giúp đều gắn liền đến cái cơ cấu đào tạo ĐH mới này, nhưng rất ít ngành học theo mô hình Bachelor/Master thực sự là đúng đắn, hợp lý.Nó vẫn còn thiếu sự đổi mới về nội dung, về những tiêu chuẩn rõ ràng và cái mong muốn thực hiện.

Tại hội nghị Bologna trước đây vài tuần tại Berlin, nữ Bộ trưởng bộ Giáo dục Edelgard Bulmahn (SPD) đã hứa về một mục đích đầy tham vọng: Đó là việc thực hiện mô hình đào tạo mới cho tất cả các ngành và khắp mọi nơi vào năm 2005. Những điểm lợi thì đã rõ: Sự phân chia đào tạo 2 phần, Bachelor với 3 năm học và Master với 5 năm, sẽ rút ngắn thời gian học ĐH và đồng thời cũng là học vị mà quốc tế và đào tạo công nhận. Nhiều thực nghiệm hơn lý thuyết, nhiều kiến thức chuyển giao hơn chuyên ngành. Sinh viên tốt nghiệp có được một trình độ đào tạo bao quát, kinh nghiệm nước ngoài, biết nhiều ngoại ngữ và những quan hệ xã hội. Và tất cả chỉ học trong vòng 3 năm!Với Bachelor thì mục đích chính trị của Bà Bulmahn sẽ có thể thực hiện


Việc học ĐH cần được nhìn nhận đến nơi đến chốn

Meyer-Guckel của Hiệp hội Khoa học Đức cho rằng; „Điều này chỉ thành công, khi mà các trường ĐH thay đổi một cách cơ bản về suy nghĩ. Họ phải thay đổi toàn bộ chương trình giảng dạy“. Việc học ĐH, với một cái nhìn mới và nhìn nhận đến nơi đến chốn, đặt ra nhiều câu hỏi: Những nhân tố đào tạo nào là cần thiết để dựa vào đó xác định chương trình giảng dạy. Điều này không phải là các trường ĐH và cũng không phải ngành kinh tế trong việc chuyển tải những chuyên ngành mới. Bằng Bachelor ngoài việc đào tạo một kiến thức cơ bản sâu rộng mà còn phải tạo được tiền đề cho việc đào tạo chuyên ngành về sau. Điều đó đòi hỏi các môn học liên quan phải ăn khớp với nhau tạo nên cái nhân tố cơ bản (Kern) của một ngành học, và bỏ đi những cái gì khác. Những kiến thức cơ bản khoa học, trình độ về phương pháp suy nghĩ và làm việc, sự đào tạo dựa trên nghề nghiệp cần phải được giảng dạy.

Giảm bớt những kiến thức quá chuyên sâu

Tuy nhiên, nhiều điều vẫn cần được suy nghĩ. Hiệp hội liên bang các công ty (BDA) khiếu nại những tiêu chuẩn đo lường chất lượng vẫn không rõ ràng và rất khó so sánh, những quyết định thì không minh bạch, vì thế không thể tin cậy được. Ông Christoph Anz giải thích và hỏi: „Thế nào thực sự là quốc tế hoá? Một ngoại ngữ là bắt buộc hay không? Một học kỳ sống ở nước ngoài? Giờ học làtiếng Anh? Ít nhất là 20% sinh viên nước ngoài? Khả năng nghề nghiệp? Thực nghiệm bắt buộc hay là một học kỳ thực tập? …

Hội đồng giám định ghi nhận: „Những điều này thì ngay cả các trường ĐH họ cũng không biết“. Chủ tịch hội đồng, Ông Hans-Uwe Erichsen, cũng thừa nhận, chúng tôi chì cũng không rõ, cái gì thì không nên thực hiện. Chỉ có 15% các đơn được chấp nhận, 10 % thì bị từ chối ngay lập tức và phần còn lại là ba phần tư thì phải chuyển tới chuyển lui giữa hội đồng và trường ĐH: Có lúc thì thiếu hồ sơ, có khi thì chương trình về nội dung không phù hợp. Tuy nhiên, cái khó chịu nhất là các trường ĐH không chịu thay đổi về nội dung. Các trường phải giảm bớt kiến thức chuyên ngành ra khỏi ngành học. Nhiều trường rút ngắn thời gian đào tạo Magister/Diplom đi 2 học kỳ, rời đổi tên thành Bachelor/Master. Điều ấy rõ ràng là thiếu hệ thống điểm châu Âu (ECTS) và những khoản tạo nên sự linh hoạt cho sinh viên châu Âu. Ericsen cho rằng, việc kiểm định và chấp nhận hiện nay không phải là chấp nhận về đảm bảo chất lượng, mà trước mắt là cho việc phát triển chất lượng.

Meyer-Guckel phê phán các trường ĐH không đủ can đảm trong việc thực hiện cơ cấu đào tạo mới. „Rất ít ngành học là thực hiện thành công“. Trong số 91 đề nghị thì chỉ có 4 đề nghị là thoả mãn những yêu cầu. Hội đồng cũng phê phán về sự tồn tại song song hai hệ thống đào tạo Bachelor/Master và Magister/Diplom. Điều này dẫn đến việc giữ lại chương trình đào tạo cũ, rút ngắn thời gian đào tạo, để tiết kiệm nguồn tài chánh và nhân lực.

Các hiệp hội kinh tế cũng tỏ vẻ ngờ vực. Ông Anz nói „Chừng nào mà các ngành học chỉ đổi tên gọi thì cả hai phía khônng thể hài lòng“. Bà Matina Marzy, tại phòng tiếp thị nhân sự chiến lược của hãng xe BMW, phê phán về chất lượng đào tạo những ngành mới: „Khác nhau khủng khiếp!“ Có khi thì bằng đại cương trở thành Bachelor. Hãng BMW không để ý đến bằng tốt nghiệp, mà để ý xem ngành học đó đã được kiểm định và công nhận hay không.

Giúp đỡ cho các trường ĐH

Hội đồng kiểm định cũng không muốn đặt ta những quy định hay tiêu chuẩn qua khắc khe, để các trường có thể tự do và linh hoạt. Tuy nhiên, các trường ĐH cũng không sử sụng đến hay quá ít. Vì vậy, chất lượng đào tạo và những tiêu chuẩn của các công ty phải được đề ra. Nhiều nhóm làm việc khác nhau đang đề ra những yêu cầu. Hầu hết các trường ĐH cũng rất mừng về điều này, vì họ biết bây giờ họ phải làm gì.

Hội đồng kiểm định cũng muốn giúp các trường ĐH, ví dụ nhập nhiều ngành lại làm một, cách tính điểm châu Âu ECTS … Mặc dù còn nhiều yêu cầu và trợ giúp, các trường ĐH vẫn cần có sự tự trị của mình. Bà Christian Ebel-Gabriel, tổng thư ký, phê phán những yêu cầu của bộ là „quá gắt gao“ và „quá thừa“.Các trường ĐH cũng cần có sự tự do trong việc ghi danh học Bachelor/Master. „Họ phải được quyền tìm kiếm sinh viên cho họ“. Trường nào muốn có những ngành học tốt, thì phải tạo ra những khuôn khổ điều kiện tốt hơn. Trong mọi trường hợp thì bằng Bachelor không phải rẻ tiền. Để cho sinh viên trong vòng 3 năm có thể tốt nghiệp thì đòi hỏi nhiều đào tạo và trợ giúp. Bà cho rằng: „Những biện pháp cắt giảm ngân sách giáo dục, tiết kiệm hiện nay là một dấu hiệu sai lầm“.



Theo Trexanh.



© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000