Sinh viên Du học Đức khám mắt và mua kính ở đâu?

Có nhiều câu hỏi các bạn du học sinh quan tâm đến mua và khám mắt khi sống và học tập tại Đức.

DUHOCDUC.DE giới thiệu một số kinh nghiệm như sau:

1. Nên đi khám mắt ở đâu?

Nếu các bạn phát hiện các triệu chứng về mắt như ngứa bất thường, mắt đỏ, đau mắt gây nhức đầu vân vân thì nên tìm ngay bác sỹ mắt.

Thông thường với bảo hiểm tư thì được trả hết cả tiền khám và tiền thuốc. Bảo hiểm bắt buộc (Pflichtkrankenversicherung) thì các bạn nên đưa luôn thẻ bảo hiểm và hỏi trước khi khám

Nếu các bạn đã đăng ký bác sỹ gia đình thì nên đến bác sỹ gia đình để khám tổng quát, sau đó có dấu hiệu bệnh gì thì thường sẽ được giới thiệu đếnbác sỹ chuyên khoa đó chữa bệnh.

Bác sĩ nhà (Hausarzt):

Bác sĩ nhà là bác sĩ có phòng khám ở khu vực mà bệnh nhân thường đến đấy đầu tiên khi có vấn đề về y tế.

Ở nước Đức các bác sĩ nhà là các bác sĩ đa khoa, họ khám chữa các bện thông thường nhất. 

Mắt cận loạn thị – Du học sinh Đức khám mắt và mua kính ở đâu?  - 0

2. Có thể đo/mua kính cận ở đâu?

Các bạn có thể ra bất kì tiệm bán kính nào cũng có hệ thống đo số cận, loạn thị. Việc đo kính và kiểm tra mắt này hoàn toàn miễn phí, có chỗ phải đặt hẹn do có Bác sĩ khám hoặc do họ quá đông người đến khám.

Vẫn các bài đọc chữ các thứ như ở VN, cũng đo máy điện tử sau đó khám lại thủ công, đeo thử kính.

Khám xong mà chọn chưa đúng gọng kính yêu cầu, có thể đi về hôm sau quay lại. Ở Đức không lắp kính ngay và nhanh như ở VN, thường mất 1 ngày hoặc nhiều hơn để họ đặt đúng số kính của bạn

3. Bảo hiểm có trả tiền mua kính cho không? Nếu có, sẽ được trả bao nhiêu tiền?

Kính cận sẽ gồm có 2 phần: Phần gọng và phần mắt kính (tròng)

Phần tròng kính (Gläser):
Mua tròng kính bên này, loại rẻ nhất là 30€/1 mắt, nói chung là bền.

Bảo hiểm có trả tiền không? Báo hiểm trả tròng kính ở mức giá thấp nhất của nước Đức, tức là đảm bảo bạn có kính để dùng.

Còn nếu mua loại tốt hơn, có thương hiệu hơn thì bạn phải trả tiền. Để làm được điều này, bạn phải đi khám bác sỹ ở mục 1, cầm giấy khám đến cửa hàng kính, kèm theo thẻ bảo hiểm, nhân viên cửa hàng sẽ tự xử lý cho bạn và trừ tiền, bạn chỉ phải đóng phần chênh lệch nếu mua mắt kính loại đắt hơn.

Bạn nên dùng kính có tráng lớp Phản quang (Tiếng Đức: Entspiegelung) (nhìn trong , rõ hơn và đặc biệt không bị lóa mắt).

Giá khoảng 29€/một mắt kính

Phần gọng kính (Brielenfassung):
Ở Đức sẽ có loại gọng kính loại 0€, tức là loại miễn phí, các bạn có thể xem ở đây và có có sẵn ở Fielmann.

http://www.fielmann.de.

Lời khuyên cho Sinh Viên Du hoc Đức khi phải đeo kính - 1

Foto: fielmann

Các loại gọng giá 0 đồng này trông nó hơi giống đồ tàu ở VN, nhưng khá tốt, nhiều mẫu đẹp, nếu bạn nào cần tiết kiệm kinh phí có thể xem xét phương án này.

Ngoài ra các loại gọng kính có thương hiệu mà vừa tiền như Rayban, Armani, Dior, Chanel giá từ 100 -500€ tùy mẫu.

Bạn có thể vào trang chủ của các hãng sau đó chọn mã gọng kính, sau đó đi mua và đem đến lắp mắt cận cũng được tất nhiên chí phí lắp sẽ thêm chừng 45-70€.

Lưu ý:

Một cái kính chính hãng sẽ có hàng số được dập chìm ở phía đuôi của cái gọng

4. Nếu chẳng may làm gãy kính hoặc vỡ tròng kính thì sao?

Các tiệm kính sẽ giúp chỉnh sửa, làm vệ sinh kính nếu bạn có sử dụng dịch vụ của họ trước đó, còn kính ở VN đem sang thì không chắc chắn lắm.

DUHOCDUC.DE khuyên bạn:

Nên mua 1 Bảo hiểm về mắt và kính (gía khoảng 10€/1 năm) nhưng nếu bạn bị vỡ, hay mất kính sẽ được trả phía thay kính mới và trong vòng 2  năm, nếu bạn bị cận hay cần phải thay kính khác thì họ cũng thanh toán.

5. Có lên mua giấy lau kính hoặc các hóa chất để làm vệ sinh kính không?

20160722 11 42 2Brillenputztücher của Siêu thị Rewe 52 chiếc - Foto: REWE

Tất nhiên là có, bạn nên dùng, giá 1 Packung ở các siêu thị rất rẻ khoảng 1€.

Các bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt để vệ sinh kính sau đó lau khô bằng giấy hoặc chuyên dụng.

Nếu tiết kiệm nhất, bạn mua 1 bình nước rửa kính (Fernsterreigiger), giá 750ml khoảng 70 Cent, dùng khán giấy lau thoải mái. 

Đặng Thùy Linh -DUHOCDUC.DE

 

 


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong CAM NANG DU HOC