Giờ tiếp giảng & bài làm khoa học ở nhà

Mỗi một giảng viên của đại học trên nguyên tắc đều cho phép ít nhất một giờ tiếp giảng trong tuần, để các sinh viên có thể gặp gỡ, hỏi thêm về chuyên môn hay những vấn đề còn thắc mắc trong bài giảng của lớp.

Giờ tiếp giảng

Mỗi một giảng viên của đại học trên nguyên tắc đều cho phép ít nhất một giờ tiếp giảng trong tuần, để các sinh viên có thể gặp gỡ, hỏi thêm về chuyên môn hay những vấn đề còn thắc mắc trong bài giảng của lớp. Tuy nhiên các giáo sư và giảng viên đại học cũng hoàn toàn không thể nào chăm lo được hết cho toàn bộ sinh viên của mình. Do đó, các giờ tiếp giảng cho từng sinh viên của họ thường rất ngắn và đầy nghẹt. Đối với từng cá nhân các sinh viên thì những giờ tiếp giảng này rất quan trọng để có thể chủ động nêu những thắc mắc, đào sâu thêm kiến thức và hay hơn hết là tránh được cảm giác nhỏ bé và "vô danh" trong lớp học. Mặc dù có những quá tải trong các giờ này nhưng các giảng viên đa số vẫn rất nồng nhiệt và vui vẻ truyền đạt kiến thức của mình.

Một sinh viên đến từ Indonesia nói: "Việc giảng dạy tại đây hoàn toàn khác hẳn. Các giáo sư không thể dẫn dắt chúng ta đi từng bước một và việc hẹn gặp các giáo sư ngoài các tiết học thường rất rắc rối. Bởi vậy, ai muốn nghiên cứu thêm thì cũng nên tự nỗ lực với chính đôi bàn tay của mình".


Các bài làm khoa học ở nhà

Các sinh viên mới bắt đầu học (kể cả người Đức) thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị cho các buổi thuyết trình, thảo luận. Các vấn đề như: phải trình bày bài thuyết trình như thế nào, nội dung ra sao thường làm cho các sinh viên đau đầu, vì các bài thuyết trình, thảo luận bên Đức không giống chút nào với tại quê hương bạn. Chính vì thế các khoa tại đa số các trường đại học đều cótổ chức các buổi hướng dẫn thuyết trình, thảo luận cho sinh viên. Trong các buổi này bạn được hướng dẫn về cách làm một bài thuyết trình tại trường bạn học, từ khâu chuẩn bị tinh thần cho đến lúc nộp bản báo cáo, ngoài ra bạn còn có thể dự thính các buổi thuyết trình của các sinh viên năm cao hơn để lấy kinh nghiệm và chuẩn bị cho thật tốt. Dĩ nhiên các cố vấn của khoa bạn lúc nào cũng có thể giúp đỡ cho bạn về các vấn đề này. Và quan trọng hơn hết vẫn là nên có những buổi nói chuyện với các giáo sư hay trợ giảng chuyên khoa về chủ đề mình phải trình bày.

Sách tham khảo:

Gundolf Seidenspinner: Wissenschaftliches Arbeiten. Techniken, Methoden, Hilfsmittel, Aufbau, Gliederung, richtiges Zitieren, Verlag moderne industrie, München 1994
Manuel René Theisen: Wissenschaftliches Arbeiten. Technik, Methodik, Form, Vahlen-Verlag, München 1998
Axel Bänsch: Wissenschaftliches Arbeiten. Seminar- und Diplomarbeiten, Oldenbourg-Verlag, München 1999
Harald Jele: Wissenschaftliches Arbeiten in Bibliotheken. Einführung für StudentInnen, Oldenbourg-Verlag, München 1999


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong CAM NANG DU HOC