Những kiểu *ru* học Đức

Có lẽ, những du học sinh đi cùng đoàn với Đặng Ngọc, không ai là không nhớ câu nói "bất hủ" của cậu khi vừa đặt chân lên nước Đức:

"Tao sẽ ở lại Đức. Sẽ lấy vợ Đức để không phải về Việt Nam."

1. Du học để tiêu hộ tiền cho bố mẹ

abstract 219915 640Tuấn Anh , 20 tuổi, sang Đức học được một năm. Là du học sinh nhưng Tuấn Anh sống rất sung túc.

Không ở nhà Sinh Viên, Tuấn Anh thuê hẳn căn hộ hai phòng gần Trung Tâm. Tiền thuê một tháng là 350€, chưa kể Điện, Nước. Trong nhà Tuấn Anh không thiếu một thứ gì, từ đầu đĩa, một Tivi xịn, Laptop Sony....

Vừa sang Đức được đúng một tháng, làm giấy tờ thủ tục xong, Tuấn Anh mua đứt ngay một chiếc Điện thoại Di động thời thượng nhất.
Những kiểu  # ru #  học Đức.Là công tử Hà Nội nổi tiếng một thời tại Hà Nội, bố mẹ đều là quan chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao, trượt Đại Học, Tuấn Anh được bố mẹ cho ngay sang Đức du học. Gọi là Du học nhưng với Tuấn Anh, đây lại là một cuộc du lịch Châu Âu.

Có rất nhiều bạn bè, không chỉ khăp nơi trên nước Đức, mà còn cả ở bên Anh, bên Pháp....

Công việc duy nhất của cậu là lên lịch xem tuần này mình sẽ đi thăm đứa bạn nào và ở đâu.

2. Du học để kiếm tiền

D.Đ.C, Sinh Viên năm thứ 2 một trường Cao Đẳng Hà Nội thì lấy lý do đi du học để thực hiện mục đích riêng của mình.

Khó khăn, vất vả mãi, cậu cũng xin được Giấy mời học của một trường bên Đức, vì bảng thành tích học tập của cậu, ai mới nhìn vào cũng khiếp.

Đ.C kể: "Từ hồi vào học Cao Đẳng ở Việt Nam, mình chưa có quyển vở nào tử tế cả. Giờ lên lớp trong hai năm học chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mình sang đây không phải để học, vì mình biết, không bao giờ mình có thể đỗ được dù chỉ là bằng tiếng để vào Đại Học."

Theo luật của Đức, mỗi Sinh Viên có thời gian hai năm để lấy được bằng DSH- Bằng tiếng Đức để vào Đại Học tại Đức.

D.Đ.C nói thêm: "Mình sẽ đi làm cật lực trong hai năm. Nếu sau hai năm, bị đuổi về thì cũng có một ít tiền, còn không mình sẽ nghĩ cách để ở lại."

Khi được hỏi :"Sinh Viên chỉ được phép đi làm 3 tháng một năm thôi mà?", thì Đ.C đáp: "Mình có bà chị làm chủ Quán Tầu, mình sẽ làm ở đó. Ở bên này, toàn đi làm chui, chẳng ai biết đâu."

3. Du học - Cơ hội để ở lại Đức

Đặng Ngọc, 23 tuổi, sang Đức đã hai năm và giờ đây, việc hàng ngày của Ngọc không phải lên lớp mà làm việc trong một quán ăn của người Việt.

Sang Đức ban đầu với Visum du học như bao du học sinh khác, nhưng hàng ngày, Ngọc chỉ lên mạng để tìm kiếm địa chỉ những Forum người Việt tại Đức để làm quen, kết bạn.

Ngọc không bao giờ bỏ lỡ những cuộc tụ tập, những dịp mà ở đó, cậu có cơ hội để quen thêm nhiều người, tăng thêm cơ hội cho mục đích riêng của mình.

Có lẽ, những du học sinh đi cùng đoàn với Đặng Ngọc, không ai là không nhớ câu nói "bất hủ" của cậu khi vừa đặt chân lên nước Đức: "Tao sẽ ở lại Đức. Sẽ lấy vợ Đức để không phải về Việt Nam."

Giờ thì Đặng Ngọc đã thực hiện được mong muốn của mình, là lấy được vợ, nhưng không phải vợ Đức mà là người Việt Nam , nhưng cô mang Quốc tịch Đức. Đ.Ngọc quen Hồng Nhung qua một buổi ăn sinh nhật một người bạn.

Trước khi gặp Đ.Ngọc, Hồng Nhung là bạn gái của Tuấn Minh, bạn của Đặng Ngọc. Hôm sinh nhật một người bạn, Hồng Nhung theo người yêu đến chơi và gặp Ngọc ở đó. Hồng Nhung đã có cảm tình với Ngọc ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Còn Đ.Ngọc, qua vài lần tìm hiểu, cũng biết đôi chút về Nhung. Điều quan trọng nhất ở Nhung mà Ngọc cần, đó là cô đã có Quốc tịch Đức.

Và sau chỉ vài lần hẹn hò, họ đã cưới nhau trong sự ngỡ ngàng của bạn bè và sự thỏa mãn của cả đôi bên.


Còn biết bao nhiêu Sinh Viên, học sinh giỏi ở Việt Nam, mong muốn có cơ hội ra nước ngoài học tập để mở mang kiến thức thì lại không được.


Vậy mà đâu đó, nhiều, nhiều lắm những Tuấn Anh, những D.Đ.C, những Ngọc trên nước Đức này.

Du học chỉ là cái cớ cho họ thực hiện những mục đích riêng của mình.

Nguyễn Mạnh Hà.

 

 


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC