Tại sao dân du học vẫn "trung thành" với mì tôm?

Tại sao dân du học vẫn "trung thành" với mì tôm?  Không chỉ có trong những hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, các teens du học mới trung thành với mì tôm. Bên cạnh đó có những lý do phổ biến đến bất ngờ, là nguyên nhân khiến các teen lại trở thành "fan trung thành" của món mì tôm.

Ăn mì tôm để shopping:

Khi cầm trong tay một món tiền, nhất là các khoản tiền lương tháng hay những khoản tiền “được cho thêm”, các teens rất sễ bị cuốn hút bởi việc mua sắm. Đôi khi, dù biết trong ngân quỹ chẳng còn là bao, nhưng cũng rất dễ bị nhỏ bạn thân dụ dỗ đi shopping chung. Thế là “ngứa tay” mua không suy nghĩ. Hậu quả kéo theo những ngày sau đó là teens phải chiến đấu trường kì với món mì tôm.

Hoài Thương, 17 tuổi cho biết: “Tháng rồi, mình được mẹ cho thêm tiền để mua quần áo. Thế là cứ ỉ i, mình với nhỏ bạn đi shopping suốt. Nhiều khi chỉ định mua ít, nhưng nhìn thấy cái gì cũng thích. Mà nhất là đang “sale”  nhiều, mình không chịu được. Mình lỡ mua và không kiểm soát được nên phải chấp nhận ăn mì tôm. Dù sao mình la con gái, ăn mì gói cũng đỡ mập”.

Ăn mì tôm để trang trải “tình phí”:

Khi xa nhà, teens rất hay “tủi thân” và có cảm giác cô đơn. Ngoài những lúc đi cùng bạn bè, thì khi trở về nhà là lúc teens thấy “buồn chán nhất”. Vì thế, teens lúc nào cũng muốn có người bên cạnh, quan tâm, lo lắng, chăm sóc mình. Và hiển nhiên, tìm một người “tâm đầu ý hợp” ở bên chia sẻ là điều rất nhiều teens muốn có.

Nhưng để đạt đến cái gia đoạn ấy, thì cần một khoản ngân quỹ  ban đầu “kha khá nhiều”. Đối với các teenboys, thì cần chi trả “tình phí” vào những lần gặp đầu tiên. Còn các teengirls thì cũng chẳng thua gì, teengirls shopping để tự làm mới bản thân và giữ hình tượng xinh đẹp trong mắt người ấy. Mà quen nhau lại thêm đủ thứ khoản, nào là đi chơi cùng, đi ăn cùng, đi shopping cùng…và cứ như thế, mọi chi phí cũng cứ thế mà…tăng. Hậu quả là chưa đến nửa tháng, tiền lương có thể rơi vào trạng thái “cấp cứu”. Và phương pháp ăn mì tôm, cũng là một phương pháp hữu hiệu trong những tình cảnh này.

Tất nhiên, chuyện ăn mì tôm để trang trải tình phí chẳng tốt chút nào, vì nó chỉ là một biện pháp tạm thời, chứ trong suốt mấy năm học, teens không thể ăn mì tôm trường kì để  “vun đắp tình yêu” kiểu thế được.

Ăn mì tôm để “đóng tiền học lại”:

Khi còn đi học và sống cùng ba mẹ, đôi khi teens cảm thấy thật mệt mỏi vì những lời nhắc nhở đi, nhắc nhở lại của ba mẹ. Nhưng đến khi xa nhà, thì thực tế chứng minh, khi thiếu sự nhắc nhở của cha mẹ, một số teen đôi khi thiếu hẳn quyết tâm học tập so với khi còn ở nhà.

Nhiều teens sa đà vào những buổi party thâu đêm suốt sáng. Không thì cũng nằm nhà, chẳng muốn đi học. Hay chăng một số teenboys nhiều khi “chẳng cần đi  đâu, cứ ở nhà chơi games ”. Thế là kết quả đến cuối kì, ai học cho? Ai thi cho? Và chuyện phải học lại cũng dễ hiểu.

Tú Quỳnh, 16 tuổi cho biết: “Mình có thằng bạn thân. Nó ngày xưa ở nhà, suốt ngày bị thúc ép nên học “dữ dội lắm”. Nhưng từ ngày nó đi du học. Không ai kiểm soát được nó, thế  là mình thấy nó trốn học và cúp học suốt. Nó tự cho nó đủ thứ lí do để “cúp cua”. Nào là: “Nhức đầu không đi học được, ngủ quên không dậy được, tiết học chán, thầy giáo giảng không hiểu…thậm chí, cứ cãi nhau với người yêu, là nó trường kì trốn học”.

Nhưng “học lại” do những nguyên nhân như thế thì ít ai dám “nói thẳng với ba mẹ để xin tiền học lại”. Vì thế, teens quyết định chọn phương án duy nhất, đó là đi làm thêm và “ăn mì tôm”. Thậm chí, để có tiền đóng tiền học lại, nhiều teens phải ăn mì tôm trường kì trong cả nửa năm và hơn thế nữa.

Ăn mì tôm vì “lười nấu”

Xa nhà, xa bàn tay của mẹ, những bữa ăn trở nên vất vả hơn nếu ngày ngày phải xuống bếp. Những bữa ăn cũng trở nên ngán ngẩm bởi những món fastfood. Mà nhất là các teenboy, để có một bữa cơm tự nấu thì quả là quá khó khăn và vất vả. Thế là giải pháp tốt nhất được đưa ra ở đây chính là mì tôm.

Trọng Nghĩa, 17 tuổi cho biết: “Mình không biết nấu ăn. Bình thường, mình toàn đi ăn ngoài. Nhưng nói thật là nhiều khi cũng lười đi ăn một mình, với lại ăn hoài cũng ngán lắm. Thế nên, mình mang sẵn thùng mì qua. Để lười lười thì nấu ăn luôn cho tiện, đỡ mất công phải đi xa”.

Chỉ mất vài ba phút, teens có thể có ngay một tô mì nóng hổi. Còn nếu bỏ thêm chút thời gian, món mì xào cũng không mất quá nhiều thời gian để chế biến. Không chỉ thế, mì tôm chế biến đơn giản mà cũng khá dễ ăn. Teens thường kết hợp ăn chung mì tôm và đồ hộp mang theo. Thế là “mì tôm lên ngôi”. Nó là sự lựa chọn số 1,cho các teen không biết nấu nướng,nhất là teenboys.

Ăn mì tôm để “tiết kiệm thêm”

Không phải tất cả các teens đều “ăn mì tôm” để trang trải cho những sở thích của mình. Có nhiều teens, do muốn tiết kiệm tiền học, và các chi phí sinh hoạt trong thời gian đi học, nên đã chọn phương án là “mì tôm”. Hay teens muốn tự để dành tiền để mua được một “thứ gì đó” mình mơ ước.

Hoàng Hải, 18 tuổi cho biết: “Đợt rồi, mình đã ăn mì gói suốt 2 tháng để gom cho đủ tiền mua con laptop mới. Nghĩ lại mình cũng thấy nể chính mình. Ăn mì gói liên tục trong 2 tháng trời mà không ngán."

Thậm chí, một số teens, không hẳn là do gia đình không chu cấp đủ. Dù chu cấp không hề thiếu thốn, nhưng teens vẫn muốn tiết kiệm cho gia đình và các teens này còn cho biết thêm: “Mình không muốn tiêu tốn quá nhiều tiền bạc của gia đình. Tiết kiệm được khoản nào hay khoản đó. Dù sao, ăn mì tôm cũng “tiện và ngon mà”.

Thu Trang - TH.

 

© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC