Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Đức của thủ khoa trường Đại học Hà Nội

Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Đức của thủ khoa trường Đại học Hà Nội

Ngọc Trâm là thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của trường Đại học Hà Nội. Cô học ngành ngôn ngữ tiếng Đức. Trâm cũng là cô gái học vượt, bỏ qua năm thứ nhất Đại học vì đã có chứng chỉ B2 tiếng Đức.

Ngọc Trâm từng nhận học bổng cho chương trình Khoá học hè (Hochschulsommerkurs 2018) tại Đại học tổng hợp Köln, CHLB Đức; Nhận học bổng Nghiên cứu tại Đại học tổng hợp Giessen, CHLB Đức (GIP 2018)… và nhiều giải thưởng khác liên quan đến tìm hiểu đất nước này.

Bằng kinh nghiệm học tiếng Đức từ năm lớp 8 cho đến nay, Ngọc Trâm chia sẻ kinh nghiệm học ngôn ngữ này:

1 Chia Se Kinh Nghiem Hoc Tieng Duc Cua Thu Khoa Truong Dai Hoc Ha Noi

Chủ động phát âm

Bạn cần phải chủ động và không nên ngại nói, sợ sai bởi cách phát âm tiếng Đức không hề đơn giản đối với người nước ngoài, nên việc giao tiếp hay luyện nói nhiều là vô cùng cần thiết. Nếu bạn sợ sai, ngại giao tiếp thì bạn sẽ không bao giờ biết mình nói đúng hay sai và sẽ không thể tiến bộ được.

Ngoài việc giao tiếp trên lớp, bạn cũng có thể tự dùng tiếng Đức giao tiếp hàng ngày với bạn bè hoặc tham gia các câu lạc bộ tiếng Đức để được luyện nói.

Chọn phương pháp học phù hợp

Bạn nên chọn phương pháp học phù hợp với khả năng cũng như sở thích của bản thân. Mỗi người đều có một cách học ngoại ngữ khác nhau và không có cách nào là tốt nhất, mà quan trọng nó phải phù hợp với bản thân.

Từng có những bạn học bằng cách xem phim Đức với phụ đề, đọc sách báo bằng tiếng Đức, nghe nhạc Đức,… Mỗi chúng ta nên chọn cho mình 1 hoạt động phù hợp và thú vị để học, vì chỉ khi cảm thấy có hứng thú thì mới có thể học hiệu quả.

Không nản chí

Bạn phải chăm chỉ, không được nản chí và cần đặt ra mục tiêu cho bản thân. Tiếng Đức không hề dễ, đặc biệt đối với những người mới học. Nếu ngay từ đầu bạn đã không chăm chỉ học từ, luyện phát âm, nghe nhiều thì bạn sẽ không thể tiến xa được trên con đường học tiếng Đức của mình.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên đặt ra những mục tiêu nhỏ cho bản thân để tiến dần tới mục tiêu lớn là học tốt tiếng Đức như: mỗi ngày mình sẽ học bao nhiêu từ mới, dành bao lâu để làm bài tập ngữ pháp, bao lâu để luyện phát âm; hay xa hơn là bao lâu phải đạt được bằng A2; B1.

Ngoài ra, tham gia các Câu lạc bộ tiếng Đức và đọc sách tiếng Đức cũng giúp bạn tiến bộ hơn mỗi ngày, hiểu về văn hóa và con người đất nước này, bạn sẽ yêu tiếng nói của họ và tích cực học hơn.

Nguồn: Theo GDTĐ


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000