Tại sao du học nghề ở Đức phải có chứng chỉ tiếng Đức B2?

Tại sao du học nghề ở Đức phải có chứng chỉ tiếng Đức B2?

Đạt được chứng chỉ ngôn ngữ nhất định là điều kiện tiên quyết để có thể du học nghề tại Đức. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn còn băn khoăn không biết nên đi du học nghề Đức với bằng B1 hay B2.

1 Tai Sao Du Hoc Nghe O Duc Phai Co Chung Chi Tieng Duc B2

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn vì sao học viên du học nghề cần có chứng chỉ tiếng Đức B2.

Trình độ tiếng Đức B2 mới giúp bạn học tập tốt

Theo tiêu chuẩn chung của châu Âu, trình độ B1 tiếng Đức chỉ có thể giúp bạn hiểu được nội dung cơ bản của một cuộc hội thoại, giao tiếp với người bạn xứ về những chủ đề đơn giản như công việc, du lịch, trường học, mua sắm,…

Dựa trên quy định về thủ tục xin visa du học nghề Đức, bạn chỉ cần đạt chứng chỉ B1 tiếng Đức trở lên là đủ.

Trong khi đó, sở hữu trình độ B2 tiếng Đức đồng nghĩa với việc bạn đã thành thạo 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết đủ để hiểu và trao đổi về các vấn đề liên quan đến lý thuyết chuyên ngành và học thuật. Lúc này bạn mới có thể bày tỏ ý kiến ​​của mình một cách tự nhiên và dễ dàng với giáo viên cũng như người bản ngữ trong hầu hết mọi trường hợp.

2 Tai Sao Du Hoc Nghe O Duc Phai Co Chung Chi Tieng Duc B2

B2 là yêu cầu bắt buộc để tốt nghiệp trường nghề tại Đức

Theo quy định chung của chính phủ Đức, bạn phải đạt được trình độ tối thiểu tiếng Đức B2 thì mới được nhập học chuyên ngành và tốt nghiệp trường nghề.

Một số trường nghề có thể cho bạn nhập học ở trình độ tiếng B1 nhưng để tốt nghiệp và ra trường thì bạn vẫn phải sắp xếp để lấy được bằng B2. Nếu trình độ tiếng của bạn không đạt yêu cầu thì có khả năng sẽ không được tiếp tục việc học. Trong công việc, nếu bạn chưa có bằng B2 thì sẽ chỉ được làm những đầu việc ở cấp độ trợ lý.

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, yêu cầu trình độ tiếng Đức B2 sẽ được áp dụng đối với ngành nghề Điều dưỡng. Trong tương lai cũng sẽ có quy định về một kỳ thi ngôn ngữ chuyên ngành đối với các ngành nghề trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Lấy bằng B2 tại Việt Nam sẽ giúp bạn đỡ áp lực hơn khi sang Đức

Ngoài việc phải thích nghi với cuộc sống mới thì chương trình học nghề ở Đức cũng khá vất vả nên bạn sẽ không có nhiều thời gian lẫn sức lực để tập trung lấy bằng B2.

Nếu bạn vừa học nghề vừa học tiếng thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng kiệt sức giữa đường, từ đó dẫn đến tình trạng nợ bằng B2 kéo dài. Điều này không chỉ khiến bạn chán nản mà còn tiêu tốn thời gian lẫn tiền bạc vì bạn chưa đủ điều kiện để nhập học chuyên ngành.

Thực tế có học viên sau 3 năm vẫn chỉ thể nhận lương học nghề, không được lên làm nhân viên chính thức và có khả năng phải về nước vì quá hạn visa mà không đạt được yêu cầu để ra trường.

Để tránh rơi vào những tình huống nhiều áp lực này, tốt nhất bạn vẫn nên chuẩn bị cho mình nền tảng tiếng Đức thật tốt ngay còn từ khi ở Việt Nam. Khi bạn đã thông thạo tiếng Đức thì cuộc sống học tập lẫn sinh hoạt tại quốc gia này sẽ dễ thở hơn về mọi mặt.


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000