Nhà tuyển dụng hỏi Mức lương mong muốn, đây là cách trả lời cực kì thông minh

Hầu hết người tìm việc đều tỏ ra lúng túng khi Nhà tuyển dụng hỏi Mức lương mong muốn, vậy trong trường hợp này nên làm gì?

Hầu hết người tìm việc đều rất hào hứng khi nghe nhà tuyển dụng nói về lương bổng cho vị trí mà mình ứng tuyển nhưng lại tỏ ra lúng túng khi được hỏi về mức lương mong muốn, vậy trong trường hợp này nên làm gì?

Nhà tuyển dụng hỏi Mức lương mong muốn, đây là cách trả lời cực kì thông minh - 0

Khi nhà tuyển dụng hỏi mức lương mong muốn, đây là cách trả lời cực kì thông minh! Ảnh: Bizlive

1. Xác định giá trị thị trường của bản thân

Đề cập tới lương là một vấn đề căng thẳng mà nhiều người cảm thấy rất ghét nó vì không biết phải bắt đầu từ đâu, trong khi đó nó lại là quyền lợi của chính mình. Khi nhà tuyển dụng đưa ra vấn đề về lương để bạn thảo luận thì điều đầu tiên bạn cần phải biết mình đang đứng ở vị trí nào trên thị trường việc làm.

Theo Suzy Welch cố vấn CNBC cho rằng:

 “Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng giá trị thị trường của bản thân. Đồng nghĩa với việc bạn phải tìm hiểu mức lương cơ bản của công việc và những kĩ năng có giá trị của bản thân trong thị trường mở cửa”. Việc đánh giá quá cao hoặc quá thấp năng lực làm việc của bản thân đều không có lợi cho bạn.

Trong một số trường hợp ít ỏi, bạn sẽ có thể được trả lương cao hơn so với mức lương thị trường. Điều này cho thấy công ty bạn đang làm đã đánh giá năng lực làm việc của bạn khá cao.

Dù ở trường hợp nào thì bạn cũng nên chuẩn bị thông tin cụ thể và xác thực nhất cho cuộc phỏng vấn xin việc hiện tại.

2. Tiết lộ mức lương hiện tại và mức lương mong muốn nhận được

Đối với câu hỏi này tùy trên năng lực và kinh nghiệm của bạn bạn có thể yêu cầu mức lương cho mình. Nếu bạn tự tin vào khả năng thì bạn cứ thẳng thắn trao đổi về mức lương mình mong muốn.

Đừng hạ thấp bản thân vì cái bạn chuẩn bị bán cái có giá trị thì bạn cần phải được trả tương xứng với giá trị của nó. Nếu nhà tuyển dụng đồng ý thì mua không thì thôi vậy bạn không phải lăn tăn gì hết.

Nhà tuyển dụng hỏi Mức lương mong muốn, đây là cách trả lời cực kì thông minh - 1

Đừng bao giờ hạ thấp bản thân. Ảnh: LifeHack

Còn trong trường hợp năng lực bạn có hạn và bạn thực sự thích làm việc tại công ty bạn đang phỏng vấn bạn có thể làm mềm giá đi một chút.

Bạn có thể trả lời là: Khi mới vào công ty em mong muốn tối thiểu sẽ nhận được mức lương mà công ty đã đưa ra.

Sau đó trong quá trình làm việc em sẽ cố gắng hết mình để công ty có thể trả mức lương tương ứng với năng lực của mình.

 

3. Những điều không nên khi thương lượng lương

Cung cấp thông tin không đúng về mức lương cũ

Nếu bạn nói với nhà tuyển dụng một con số nhiều hơn những gì bạn thực sự kiếm được mỗi tháng, đó là một sai lầm lớn. Họ có nhiều cách để biết được tiền lương chính xác của bạn ở công ty cũ như gọi điện xác nhận với sếp cũ của bạn, hỏi những người quen làm việc ở cùng vị trí/ cùng công ty với bạn…

Và khi họ phát hiện bạn nói dối, bạn sẽ không có cơ hội được mời làm việc. Nhiều người không cố ý nhưng vẫn mắc phải sai lầm này, thậm chí không nghĩ mình đã làm sai.

Đó có thể là do họ tính tổng thể cả tiền thưởng/hoa hồng hằng tháng/hằng năm, ngày nghỉ phép, tiền đi nghỉ mát với công ty… Để an toàn và không bị mang tiếng nói dối, tốt nhất bạn nên nói về khoản lương cứng của mình.

Tỏ ra kiêu ngạo

Nhà tuyển dụng hỏi Mức lương mong muốn, đây là cách trả lời cực kì thông minh - 2

Bạn không nên cố tỏ ra cứng nhắc, khó tính để chứng tỏ “mình có giá và mình có quyền kiêu”. Ảnh: QTM 

Bạn không nên cố đóng vai một người khác hay hành động một cách cứng nhắc, khó tính để chứng tỏ “mình có giá và mình có quyền kiêu”. Chiến lược này khó có thể giúp bạn thương lượng lương thành công.

Tất nhiên, bạn nên cứng rắn nhưng hãy là chính mình. Mọi vấn đề sẽ được giải quyết ổn thỏa nếu các bên thiện chí và tích cực.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tích cực “mở rộng ý tưởng của con người về hành động khả thi và mở ra nhận thức tới những nhận thức lớn hơn, giúp chúng ta sáng tạo hơn”.

Vì vậy, hãy thể hiện sự tôn trọng nhà tuyển dụng, vui vẻ, thoải mái để “bôi trơn bánh xe” thương lượng và giúp cuộc sống đơn giản hơn.

Kể lể về tình hình tài chính cá nhân khó khăn

Nhà tuyển dụng không quan tâm rằng bạn đang không thể trả tiền thuê nhà, sắp phải đóng học phí cho con hay muốn mua xe mới. Họ chỉ quan tâm đến giá trị bạn mang lại cho họ, cho công ty.

Vì thế, đừng kể lể những câu chuyện “kinh tế buồn” của bạn.

Thay vào đó, hãy cố gắng miêu tả tiềm năng bạn có thể mang lại giá trị cho công ty; cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể đóng góp tích cực ra sao cho công ty, đồng thời thể hiện sự hứng khởi và tự tin.

 

 Dũng Linh (T/h)


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC